Chủ nhật, 08/09/2024 13:37 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/08/2024 20:04 (GMT+7)

Khí hydro xanh ngày càng trở thành thực tiễn, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch

Theo dõi KTMT trên

Với sự ủng hộ lớn về mặt tài chính, công nghệ sản xuất khí hydro xanh được kỳ vọng sẽ trở nên thiết thực hơn trong tương lai gần.

Trong 5 năm qua, những người ủng hộ luôn cho rằng khí hydro xanh có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong mọi hoạt động từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải tới sinh hoạt. Tuy nhiên, chi phí và tính khoa học của hydro xanh vẫn khiến cho công nghệ này bị gắn mác “viển vông”, xa vời thực tiễn. Mới đây, công nghệ hydro xanh đã tiến thêm một bước khi nhận được sự ủng hộ từ 2 đơn vị tài trợ vốn lớn vào hồi tháng 7 vừa qua. Sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt tài chính đã giúp cho hydro xanh sắp trở nên thiết thực hơn trong sản xuất và đời sống.

Khí hydro xanh ngày càng trở thành thực tiễn, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 1
Hydro xanh đang dần trở nên thiết thực hơn trong sản xuất và đời sống.

Hydro là một loại khí đốt được khai thác từ nước. Chúng thường được ứng dụng trong công nghiệp và sản xuất như chất xúc tác hoặc nhiên liệu… Trong khi đó, hydro xanh (GH2) là một loại hydrogen được sản xuất ra từ năng lượng tái tạo hoặc năng lượng ít carbon. So với Hydro truyền thống, được gọi là hydro xám thì hydro xanh có lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể.

Ông Andrew Forrest, người sáng lập ra công ty khai thác quặng sắt Fortescue của Úc cho biết, chi phí năng lượng cao đã khiến cho hydro xanh bị thu hẹp. Tuy nhiên, vấn đề về chi phí chỉ là một trong những yếu tố gây cản trở hiện nay.

Trên thực tế, quy mô năng lượng cần thiết là rất lớn. Nếu sử dụng hydro xanh trong tất cả các hoạt động như sản xuất thép, hàng không hay vận chuyển sẽ đòi hỏi năng lượng cao gấp 5 lần công suất điện mặt trời và gió được lắp đặt trên toàn cầu. Ngoài ra, công suất lưu trữ và vận chuyển cần thiết cũng cao hơn so với hydro xám thông thường được làm từ nhiên liệu hóa thạch.

Theo ông Michael Liebreich, đến từ Công ty đầu tư EcoPragma Capital của Anh, hiện nay chi phí sản xuất khí hydro xanh rơi vào khoảng 6 USD/ kg, cao gấp 4 lần so với chi phí sản xuất hydro thường. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chỉ có 1% trong số khoảng 1.600 dự án hydro xanh đã có những bước tiến triển qua giai đoạn thăm dò.

Ngoài vấn đề về chi phí sản xuất cao, khí hydro xanh còn gặp phải rào cản về hiệu suất. Theo ông Saul Griffith, Cố vấn Khí hậu của Nhà trắng, Mỹ cho biết, có ít nhất 70% năng lượng sẽ bị mất đi trong quá trình đốt hay vận chuyển. Ví dụ một chiếc ô tô chạy bằng hydro sẽ hao phí khoảng 70% năng lượng, nhưng một chiếc ô điện thông thường chỉ hao phí 20%.

Mặc dù có những rào cản nhưng không phải khí hydro xanh không thể ứng dụng được trong sản xuất và đời sống. Nó vẫn có những ứng dụng nổi trội như thay thế khí đốt tự nhiên, nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, 100 triệu tấn hydro mỗi năm được sử dụng để sản xuất phân bón, hóa dầu và quặng kim loại…

Khí hydro xanh ngày càng trở thành thực tiễn, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 2
Khí hydro xanh được hy vọng sẽ thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Khí hydro xanh ngày càng trở thành thực tiễn, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xanh hóa “ô nhiễm trắng” trong giao dịch thương mại điện tử
Sự phát triển của mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải khổng lồ trong khâu giao-nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng. Với mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến sự chung tay hành động vì môi trường xanh, J&T Express đã có những phản ứng kịp thời.

Tin mới

[Photo] Đường phố Hà Nội sau bão Yagi
Sau khi hứng chịu gió lớn do bão Yagi quét qua, hàng trăm cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gãy, đổ. Hiện, lực lượng chức năng và người dân đang tiến hành chặt hạ, thu dọn để đảm bảo an toàn và lưu thông.
Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất 30 năm qua
"Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ" - ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nhận định.