Khai thác động vật hoang dã trực tiếp gây ra nhiều loại virus lây lan sang người
Theo một nghiên cứu mới, tác động của con người đối với quần thể động vật trên toàn thế giới là tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lây lan từ động vật.
Nghiên cứu đã phát hiện ra việc chúng ta tiếp tục khai thác thế giới tự nhiên - thông qua săn bắn, buôn bán, suy thoái môi trường sống và đô thị hóa - làm thay đổi quần thể động vật có vú và dẫn đến sự gia tăng các bệnh động vật truyền nhiễm có thể lây sang người.
Điều đó liên quan đến sự tiếp xúc, và khi xã hội loài người tiếp tục xâm lấn vào thế giới tự nhiên, sự tiếp xúc ngày càng tăng với động vật hoang dã chắc chắn đã làm tăng nguy cơ lây lan virus.
Trao đổi với tạp chí Newsweek ở Mỹ, bà Christine K. Johnson, một giáo sư dịch tễ học tại Đại học California, Davis cho biết: "Khi môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp, động vật hoang dã tiếp xúc gần gũi hơn với con người. Động vật hoang dã cũng thay đổi sự phân bố của chúng để thích nghi với các hoạt động nhân tạo và điều chỉnh cảnh quan tự nhiên".
"Điều này đã đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh từ động vật hoang dã và khiến chúng ta có nguy cơ hứng chịu đại dịch" - bà Christine K. Johnson nhấn mạnh.
Bằng cách so sánh dữ liệu được công bố đến năm 2013 về động vật có vú hoang dã và thuần hóa với virus có thể truyền sang người - được gọi là virus zoonotic - các tác giả cho thấy sự tác động qua lại khiến chúng ta gặp nguy hiểm nhất.
Khai thác động vật hoang dã trực tiếp gây ra nhiều loại virus lây lan sang người. (Ảnh: Getty Images) |
Cuối cùng, có ba nhóm động vật có nguy cơ lan truyền virus cao nhất. Không có gì đáng ngạc nhiên, các động vật được thuần hóa, như vật nuôi, đã “chia sẻ” số lượng virus cao nhất với chủ nhân của chúng, gấp tám lần so với các động vật hoang dã cùng loài với chúng.
Trong những loài vật hoang dã này, loài nào có số lượng nhiều và thích nghi với môi trường do con người thống trị dường như lây nhiều virus nhất cho con người.
Điều đó đang được đề cập, ngay cả những loài bị đe dọa do mất môi trường sống hoặc khai thác quá mức cũng được dự đoán sẽ lưu trữ gấp đôi số lượng virus động vật so với những loài đang giảm số lượng vì những lý do khác. Nói tóm lại, con người luôn chịu nguy cơ cao lây lan virus.
"Mặc dù đã làm sáng tỏ các mẫu virus zoonotic được xác nhận trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nghi ngờ sự lan truyền mầm bệnh thường không được chú ý, chỉ có một số các trường hợp lan truyền thành dịch ở những người sau đó có thể phát hiện”, các tác giả viết.
Theo Sách đỏ ICUN, kể từ năm 2019, một phần tư các loài động vật có vú không thuần hóa trên thế giới bị đe dọa. Trong khi quá trình đô thị hóa và hoạt động của con người chắc chắn đã làm giảm sự đa dạng của động vật trên Trái đất, một số loài đã trở nên vô cùng phong phú và đây thường là những loài thích nghi tốt với hành vi của con người, chẳng hạn như chuột.
"Chúng ta cần phải thực sự chú ý đến cách chúng ta tiếp xúc với động vật hoang dã và các hoạt động mang con người và động vật hoang dã đến gần nhau", bà Johnson cho biết.
"Chúng ta thực sự không muốn đại dịch xảy ra ở quy mô lớn. Chúng ta cần tìm cách cùng tồn tại an toàn với động vật hoang dã bởi chúng không thiếu virus để truyền sang con người” - bà Johnson nhấn mạnh.
Mai Đan