Chủ nhật, 24/11/2024 22:57 (GMT+7)
Thứ ba, 15/08/2023 16:22 (GMT+7)

[Infographics] Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng băng tan ở Nam Cực

Theo dõi KTMT trên

Giới khoa học cảnh báo tuy lượng băng tại Nam Cực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, song sẽ không có biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này.

[Infographics] Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng băng tan ở Nam Cực - Ảnh 1

Giới khoa học cảnh báo tuy lượng băng tại Nam Cực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, song sẽ không có biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng.

Các nhà khoa học cảnh báo Greenland và Nam Cực đang chứng kiến tốc độ băng tan cao gấp 6 lần so với những năm 90 của thế kỷ 20, kéo theo hệ quả mực nước biển dâng và đến năm 2100 có thể dẫn tới tình trạng lũ lụt hằng năm tại các khu dân cư hiện là nơi cư trú của khoảng 400 triệu người.

Theo hai nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 11/3, qua phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh, các phương pháp đo tại chỗ và ứng dụng phân tích trên máy tính trong nhiều thập kỷ, 89 nhà nghiên cứu nhận thấy các khối băng mất đi tại cả hai khu vực trên đã tăng gấp 6 lần từ 81 tỷ tấn lên mức 475 tỷ tấn mỗi năm trong chưa đầy ba thập kỷ qua.

Cũng theo hai nghiên cứu trên, trước hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, các khối băng dày hàng kilomet trên Trái Đất đã sụt giảm tới 6.400 tỷ tấn trong giai đoạn 1992-2017. Tình trạng tan băng đã khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao gần 2cm.

Nắng nóng tại Nam Cực mùa Hè năm ngoái gần chạm mức cao đỉnh điểm hồi năm 2011 đã làm giảm tới 552 tỷ tấn băng ở vùng cực này, tương ứng với việc cứ mỗi giây lại có khoảng tám bể bơi chuẩn Olympic "tháo nước" vào các đại dương.

Dù khó có thể nhận thấy rõ dấu hiệu nước biển dâng bằng mắt thường so với việc sự gia tăng cường độ của các cơn bão, nhưng gần đây hiện tượng này đã cho thấy sức tàn phá nghiêm trọng nhất trong số các tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết [Infographics] Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng băng tan ở Nam Cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới