Indonesia hứng chịu thiên tai kép trong một ngày
Ngày 14/12, Cơ quan khí tượng thủy văn Indonesia đã phát cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần sau trận động đất có độ lớn 7,5 xảy ra ở thị trấn Maumere khu vực Đông Nusa Tenggara, thuộc đảo Flores.
Thiên tai kép
Cơ quan KTTV Indonesia đã phát cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần sau trận động đất có độ lớn 7,5 xảy ra ở thị trấn Maumere khu vực Đông Nusa Tenggara, thuộc đảo Flores. Trong khi đó, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương của Mỹ cũng nhận định trận động đất có thể dẫn tới những cơn sóng thần gây hậu quả nghiêm trọng tác động tới các bờ biển trong phạm vi 1.000 km quanh tâm chấn.
Trước đó, Trung tâm địa chấn học Địa Trung Hải - châu Âu cho biết trận động đất xảy ra ở địa điểm cách bờ biển Maumere 115 km về phía Bắc, tâm chấn ở độ sâu khoảng 5 km.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính trận động đất có độ lớn là 7,6 và xảy ra ở địa điểm cách bờ biển Maumere 95 km về phía Bắc, với tâm chấn nằm ở độ sâu 75,9 km.
USGS đánh giá nguy cơ xảy ra thương vong do động đất ở mức thấp, nhưng lưu ý rằng những trận động đất xảy ra gần đây tại khu vực này từng kéo theo những thảm họa thứ phát như sóng thần và lở đất, từ đó gây thiệt hại về người và tài sản.
Với vị trí nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động địa chất dày đặc, Indonesia thường hứng chịu các trận động đất và núi lửa phun trào.
Indonesia kêu gọi hợp tác, đoàn kết chống biến đổi khí hậu tại COP26
Tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo cho rằng, biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với sự thịnh vượng và phát triển toàn cầu, vì vậy đoàn kết, hợp tác là chìa khóa để khắc phục những vấn đề này. Là quốc gia có tiềm năng thiên nhiên to lớn, Indonesia luôn có trách nhiệm trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Tỉ lệ phá rừng tại Indonesia đã giảm đáng kể, thấp nhất trong 20 năm qua. Cháy rừng giảm 82% vào năm 2020. Indonesia cũng đã bắt đầu công cuộc phục hồi rừng ngập mặn với diện tích lớn nhất thế giới là 600.000 ha cho đến năm 2024. Quốc gia Vạn đảo đã phục hồi 3 triệu vùng đất xung yếu trong giai đoạn 2010-2019.
Trong lĩnh vực năng lượng, Indonesia cũng đang phát triển hệ sinh thái ô tô điện và xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á; Xây dựng khu công nghiệp xanh lớn nhất thế giới và tận dụng năng lượng tái tạo.
Tổng thống Joko Widodo đảm bảo Indonesia sẽ tiếp tục huy động nguồn tài chính cho các vấn đề khí hậu và đổi mới. Theo Tổng thống Jokowi, việc cung cấp tài chính về khí hậu cho các đối tác là các nước phát triển, “những người thay đổi cuộc chơi” nhằm thúc đẩy các hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.
Indonesia cam kết thực hiện theo tuyến bố Thỏa thuận Paris, cụ thể là cắt giảm 29% lượng khí thải một cách vô điều kiện vào năm 2030. Quốc gia này cũng đã thông qua Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và carbon thấp tới năm 2050, cũng như lộ trình chi tiết nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 hoặc sớm hơn.
Nhân dịp này, Tổng thống Joko Widodo cùng các nhà lãnh đạo quốc gia quần đảo và đảo (AIS) đã ra tuyên bố chung trong đó cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác hàng hải và hành động vì khí hậu theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
Nguyễn Linh (T/h)