Thứ sáu, 22/11/2024 17:00 (GMT+7)
Thứ ba, 28/09/2021 16:00 (GMT+7)

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh

Theo dõi KTMT trên

Với lợi thế hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt, làng cổ Gò Cỏ bên bờ biển Sa Huỳnh là bức tranh di sản hoang sơ, mộc mạc, huyền bí, khiến du khách phải xao lòng trong mỗi chuyến thưởng lãm.

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía Nam, làng Gò Cỏ nằm bên bờ biển Sa Huỳnh vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh cách đây hàng nghìn năm, với đường bờ biển hoang sơ và đầm nước mặn tự nhiên.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 1
Làng cổ Gò Cỏ nhìn từ trên cao. (Ảnh: Langgoco.com)

Làng Gò Cỏ là được xem là nơi hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Cho đến giờ, nơi đây dường như vẫn không bị bão hòa bởi đô thị hóa mà vẫn giữ cho mình một nét mộc mạc, chân chất hiếm có.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 2
Nét hoang sơ chính là đặc sản của làng cổ Gò Cỏ. (Ảnh: Zingnews)

Làng có diện tích khoảng 65 ha, nằm giữa hai đồi núi cao, có lớp cư dân cổ, là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm. Địa chất chủ yếu là các loại đá granite được hình thành khoảng 250 triệu năm trước.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 3
Hoàng hôn bình yên nơi xóm nhỏ nhìn từ gành đá hàng trăm triệu năm tuổi. (Ảnh: Langgoco.com)

Những con đường, bờ rào, bậc thang, kè đá giữ đất… tất cả đều được xếp bằng đá núi, theo thời gian đã kết nối liền mạch, vững chãi và đẹp mắt. Bậc thang bằng đá xuất hiện khắp các đồi núi quanh làng.

Người Gò Cỏ trân quý từng tấc đất, ngọn cây. Sỏi đá không cản nổi những mùa ngô khoai nặng gánh, bội thu với những nong, những bồ đầy ăm ắp. 

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 4
Đường đá dẫn ra biển Gò Cỏ. (Ảnh: thanhnien.vn)

Ở đây, dường như đá cũng có hơi thở. Đá hiện diện ở mọi ngóc ngách, từ đường làng, bờ ruộng, hàng rào, giếng cổ, suối nước… đều được bàn tay con người xếp tỉ mỉ bằng đá biến chất – loại đá có niên đại khoảng 250-400 triệu năm trước. Những giếng nước thuần khiết, đơn sơ đã đưa làng Gò Cỏ vượt qua ngàn mùa khô cạn, “cháy” đồng.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 5
Một trong nhiều giếng cổ hiện còn ở làng Gò Cỏ. (Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh)
'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 6
Tảng đá khắc mười dòng chữ Chăm cổ (chữ Phạn) ở làng Gò Cỏ. (Ảnh: Zingnews)

Giữa hai gành đá ở làng Gò Cỏ có bãi biển tuyệt đẹp. Dạo bước trên bãi biển, bạn sẽ thích thú trước bãi đá cổ trải dài rộng từ ven bờ biển lên lưng chừng núi. 

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 7
Cảnh vật bình dị trên vùng biển Sa Huỳnh. (Ảnh: Làng Gò Cỏ - Sa Huỳnh)

Không tàu to máy lớn, ngư dân Gò Cỏ sống bình lặng với những chiếc thuyền nhỏ đánh cá gần bờ.

Tre làng Gò Cỏ tươi tốt quanh năm, đem đến cho người dân thêm nghề đan lát. Tre thành nan đan thuyền, đan thúng, đan nong nia, rổ rá... Tre thong dong nhàn rỗi “tám” với gió rì rào, tre “thả thính” mời gọi khách đường xa. 

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 8
Ngư dân làng Gò Cỏ, Sa Huỳnh thư thả đan lưới. (Ảnh: Zingnews)
'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 9
Người dân phơi củ trên bãi biển lúc bình minh. (Ảnh: Langgoco.com)

Không chỉ có cảnh sắc hữu tình, sản vật từ biển cũng là thứ mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Gò Cỏ. Thiên nhiên khắc nghiệt là vậy nhưng cũng dành đãi ngộ cho ngư dân nhiều đặc sản. Tấm lưới đầy tôm cá làm vơi đi nỗi nhọc nhằn trên nét mặt các lão ngư.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 10
(Ảnh: Làng Gò Cỏ - Sa Huỳnh)
'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 11
Nhịp bình yên trên làng chài Gò Cỏ. (Ảnh: Langgoco.com)

Tiến sĩ Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, đánh giá làng cổ Gò Cỏ là "báu vật" của Quảng Ngãi. Nơi đây hội đủ điều kiện văn hóa - địa chất để trở thành một thực thể sống động của không gian văn hóa Sa Huỳnh.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 12
Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh qua ống kính của nhiếp ảnh gia trở nên đẹp mê hoặc. (Ảnh: Zadn)

Có thể nói, chính sự hoang sơ, mộc mạc, bình dị đã tạo nên cho làng Gò Cỏ một nét riêng không lẫn với bất cứ ngôi làng nào khác. Đến với làng du lịch cổ Gò Cỏ, tham quan những công trình đá lâu đời còn lưu lại, du khách có thể cảm nhận nếp gấp của trùng điệp thời gian, cảm nhận cả một hành trình văn hóa đá, kiến trúc đá bền bỉ, nhẫn nại, kiên gan, cứng cỏi để trường tồn và tìm về cho mình một chốn an yên trong tâm hồn.

'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh - Ảnh 13
Nét hoang sơ và thơ mộng hiếm có của làng Gò Cỏ. (Ảnh: Zingnews)

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 'Đi hoang' trong làng cổ ngàn năm - Báu vật của vùng biển Sa Huỳnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới