Thứ sáu, 22/11/2024 14:15 (GMT+7)
Thứ năm, 15/09/2022 07:39 (GMT+7)

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa gửi văn bản số 5352/BTNMT-TTTT tới các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022.

Tiếp nối chủ đề "Cùng hành động để thay đổi thế giới" đã được phát động tại Chiến dịch năm 2021 và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2022

Theo đó, phát động các phong trào như ra quân làm vệ sinh môi trường; trồng cây; cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch...

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 - Ảnh 1
Poster Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2022.

Quan tâm giải quyết những vấn đề môi trường tại địa phương, đơn vị như thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định, các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân.

Tuyên truyền và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào các quy định mới. Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan.

Đồng thời, kiểm soát, giám sát chặt chẽ khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường...; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí.

Bên cạnh đó, tăng cường nâng cao nhận thức về thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo hướng sản xuất các sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, giảm sử dụng các loại nguyên liệu độc hại, khó tái chế, tối ưu hóa thiết kế thuận tiện cho việc thu gom, phân loại và tái chế (thiết kế vì môi trường).

Nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng hóa, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân... trong các hoạt động mua sắm, tiêu dùng để giảm thiểu, hạn chế tối đa sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; tăng cường thay thế, sử dụng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu hồi các sản phẩm thải bỏ, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, góp phần tạo nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Các khẩu hiệu tuyên truyền trong chiến dịch này là: Tất cả vì môi trường xanh sạch đẹp; Môi trường hôm nay - Cuộc sống ngày mai; Môi trường là cuộc sống - Cuộc sống là môi trường; Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn; Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân và trách nhiệm của toàn xã hội; Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình; Chúng ta cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu.

Thanh Tân

Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới