Thứ bảy, 27/07/2024 07:32 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/05/2024 14:00 (GMT+7)

Hưng Yên: Hội thảo khoa học về giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt

Theo dõi KTMT trên

Công an tỉnh Hưng Yên vừa phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại Hưng Yên đang diễn biến phức tạp, điển hình như hệ thống sông Bắc Hưng Hải ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong khi đó, vấn đề an ninh nguồn nước chưa được nhìn nhận và đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho công tác ứng phó. Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện An ninh phi truyền thống và Công an tỉnh Hưng Yên tổ chức hội thảo khoa học với mong muốn lắng nghe ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.

Đồng chủ trì hội thảo có: Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống; Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Cùng tham dự hội thảo có lãnh đạo một số sở, ngành, nhà khoa học, chuyên gia đến từ các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên.

Hưng Yên: Hội thảo khoa học về giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt - Ảnh 1
Hội thảo khoa học được tổ chức tại trụ sở Công an tỉnh Hưng Yên

Trình bày đề dẫn hội thảo, Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống nêu rõ: Hưng Yên là tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện một số nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường nói chung và an ninh môi trường nguồn nước mặt nói riêng. Điều này gây tác động, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên trước mắt và lâu dài. Vấn đề cấp bách được đặt ra cả về lý luận và thực tiễn là chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, bảo vệ an ninh môi trường nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh.

Với hơn 30 tham luận tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung như: Nhận diện các nguy cơ, thách thức, mối đe doạ an ninh môi trường, an ninh nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; các nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục mối đe dọa an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; Công an tỉnh Hưng Yên phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, phục vụ phát triển bền vững tỉnh Hưng Yên.

Tổng kết hội thảo, Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống cảm ơn những ý kiến thảo luận tâm huyết, trách nhiệm và chất lượng của các đại biểu. Các ý kiến thảo luận đã phân tích, đánh giá, nhận diện đúng thực trạng công tác phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các nguy cơ, mối đe dọa an ninh môi trường nguồn nước mặt địa bàn tỉnh Hưng Yên để làm cơ sở cho việc phòng ngừa, ứng phó.

Việt Phương

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Hội thảo khoa học về giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.