Thứ sáu, 20/09/2024 23:43 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/08/2024 09:09 (GMT+7)

HoREA đề xuất "tạm hoãn" ban hành Bảng giá đất mới

Theo dõi KTMT trên

HoREA đề xuất chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ 01/08/2024 mà chỉ nên xây dựng “Bảng giá đất lần đầu” áp dụng từ ngày 01/01/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có Văn bản 99/2024/CV-HoREA ngày 31/07/2024  đề nghị chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ ngày 01/08/2024, mà nên tập trung xây dựng Bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 01/01/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024” căn cứ vào  khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 quy định “1. Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương” và khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định “trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp” và các quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP, Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

HoREA đề nghị cơ quan soạn thảo Bảng giá đất nên xem xét lại việc ban hành Bảng giá đất áp dụng từ ngày 01/08/2024, sau đây gọi là “Dự thảo Bảng giá đất”, mà chỉ nên tập trung xây dựng “Bảng giá đất lần đầu” áp dụng từ ngày 01/01/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024, trên cơ sở nghiên cứu các trường hợp người dân có nhu cầu xin cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất”, sau đây gọi là “Giấy chứng nhận”.

Cũng tại văn bản này, HoREA đã nêu ra 4 trường hợp phổ biến của người dân nhằm chỉ rõ những chênh lệch của “Dự thảo Bảng giá đất” trên số tiền sử dụng đất mà người dân phải nộp sẽ tăng lên so với số tiền sử dụng đất nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.

HoREA đề xuất "tạm hoãn" ban hành Bảng giá đất mới - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, việc Sở Tài nguyên Môi trường đã công bố “Dự thảo Bảng giá đất” giúp cho người dân thành phố Hồ Chí Minh biết rõ “giá đất” trong thời gian tới đây và đã được người dân đặc biệt quan tâm với mức giá đất mới trong “Dự thảo Bảng giá đất”, nhất là những người có nhu cầu xin cấp “Giấy chứng nhận” của hơn 13.035 thửa đất chưa được cấp “Giấy chứng nhận”chiếm 0,7% tổng số thửa đất trên địa bàn thành phố; hoặc những người có nhu cầu xin “hợp thức hóa” quyền sử dụng đất các diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị ổn định gắn liền với nhà ở hiện hữu; hoặc những người có nhu cầu xin “tách thửa” đất đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở.

Do vậy, HoREA nhận thấy tại thời điểm hiện nay, chưa thật cần thiết ban hành“Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND quy định về Bảng giá đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 01/08/2024 đến ngày 31/12/2024”, mà UBND thành phố nên tiếp tục áp dụng “Bảng giá đất”và “hệ số điều chỉnh giá đất” hiện hành trong giai đoạn từ nay đến ngày 31/12/2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, để người dân có đủ thời gian làm thủ tục xin cấp “Giấy chứng nhận” và nộp tiền sử dụng đất theo “giá cũ” để giảm bớt áp lực tài chính cho người dân.

Tại phiên họp kinh tế - xã hội chiều 1/8, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, TP Hồ Chí Minh có chủ trương điều chỉnh chứ chưa xây dựng bảng giá mới, dựa trên căn cứ trong nội dung triển khai Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) rằng: UBND cấp tỉnh được xem xét, sử dụng hoặc điều chỉnhbảng giá đất cũ. Việc điều chỉnh giá đất dựa trên cơ sở cập nhật giá đất giao dịch hiện hành, giá bồi thường đã được phê duyệt, giá cụ thể của thị trường, để không gây thất thoát trong bối cảnh bảng giá cũ quá thấp và không còn khả dụng. 

Theo dự thảo nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính trình Chính phủ thì toàn bộ đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993 (thời điểm Luật Đất đai 1993 có hiệu lực) có các giấy tờ hợp lệ đều được cấp giấy chứng nhận và không đóng tiền sử dụng đất.

Nếu đất sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993 mà người sử dụng đất không có các loại giấy tờ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức, phần đất ngoài hạn mức đóng tiền sử dụng đất bằng 40% bảng giá đất ở.

Nếu thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì hạn mức đất ở được tính là tổng hạn mức của các hộ gia đình.

Tương tự với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định không có giấy tờ hợp lệ thì phải đóng tiền sử dụng đất từ 20-40% bảng giá quy định cho phần đất trong hạn mức

Đóng tiền sử dụng đất 20-70% cho đất ngoài hạn mức, tùy thời điểm bắt đầu sử dụng.

Nếu người dân sử dụng đất trước ngày 15-10-1993 mà có các loại giấy tờ hợp lệ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận 100% diện tích đất mà không phải đóng tiền sử dụng đất.

Đối với đất không có các loại giấy tờ hợp lệ thì phần đất trong hạn mức không đóng tiền sử dụng đất.

Với phần đất ngoài hạn mức, theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì đóng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể của từng lô đất (gấp 2,5 lần bảng giá đất quy định).

Người dân sử dụng đất ổn định từ ngày 15-10-1993 đến ngày 1-7-2004, không có các giấy tờ hợp lệ thì theo quy định hiện hành, phần đất trong hạn mức phải đóng 50% tiền sử dụng đất theo bảng giá đất Nhà nước ban hành

Phần đất ngoài hạn mức phải đóng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (gấp 2,5 lần bảng giá đất ban hành).

Còn theo quy định mới, đất không có các giấy tờ hợp lệ thì phần diện tích trong hạn mức phải đóng 20% tiền sử dụng đất, diện tích ngoài hạn mức đóng 50% tiền sừ dụng đất.

Đăng Khôi

Bạn đang đọc bài viết HoREA đề xuất "tạm hoãn" ban hành Bảng giá đất mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Phát triển tín dụng xanh vì mục tiêu kinh tế bền vững
Tín dụng xanh đã và đang là động lực giúp phát triển kinh tế xanh, bền vững. Mặc dù vậy, tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu và cần có lộ trình xanh toàn diện để tăng cường nguồn tài chính và thúc đẩy các dự án thân thiện môi trường.

Tin mới

Phát triển xu hướng du lịch thuận thiên tại Trà Vinh
Với mục tiêu hướng đến bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển du lịch bền vững, Trà Vinh định hướng du lịch thuận thiên sẽ là chiến lược dài hạn, thúc đẩy kinh tế địa phương theo hướng bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa và môi trường sinh thái.
Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 21-22/9, dự báo nhiều nơi ở miền Bắc, bao gồm cả Hà Nội, sẽ có mưa, một số nơi mưa to. Kèm với đó là nhiệt độ giảm khá rõ, đặc biệt từ 22/9.