Chủ nhật, 28/04/2024 18:17 (GMT+7)
Thứ ba, 25/10/2022 08:51 (GMT+7)

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh"

Theo dõi KTMT trên

Hòa thượng Thích Huyền Diệu kêu gọi tất cả mọi người chung tay hành động vì một Hành tinh xanh, nói không với rác thải nhựa, trồng thật nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường.

Chiều 24/10/2022 (tức ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Dần), tại Hà Nội, Hội Kinh tế Môi trường long trọng cung nghinh Hòa thượng Thích Huyền Diệu quang lâm. Hòa thượng Thích Huyền Diệu là Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal, Chủ tịch danh dự Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. 

Tham dự buổi lễ có PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Tường Quân - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Văn Chương - Tổng Thư ký Tạp chí Kinh tế Môi trường.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 1
PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường phát biểu lại lễ cung nghinh Hòa thượng Thích Huyền Diệu. 

Về phía khách mời có sự hiện hiện của bà Lê Thị Mỹ Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Biotech Group Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long; NSƯT Minh Phương; NSND Mai Hoa cùng đông đảo Phật tử thập phương.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 2
Hòa thượng Thích Huyền Diệu hiện đang là Chủ tịch danh dự của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. 

Phát biểu tại lễ cung nghinh, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cho biết, Hòa thượng Thích Huyền Diệu - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal, hiện là Chủ tịch danh dự của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Chủ tịch danh dự quỹ Gieo mầm Xanh hạnh phúc.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu là người ngoại quốc đầu tiên được Chính phủ Vương quốc Nepal cấp đất xây dựng ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa Quốc tế đầu tiên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 3
Hòa thượng Thích Huyền Diệu giao lưu cùng các Phật tử thập phương.

Việt Nam Phật Quốc Tự tọa lạc trên một diện tích rộng, giữa cánh đồng bao la, cách Bồ đề đạo tràng khoảng 2km. Khuôn viên rộng rãi và thoáng mát tạo nên một khung cảnh yên tĩnh. Ngôi chùa mang đậm bản sắc của quê hương Việt Nam với nhiều cây cao bóng mát, không gian yên tĩnh cùng với tiếng chim hót líu lo rất thích hợp cho việc tu tập và thiền định.

"Với thầy Huyền Diệu, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, tạo không gian xanh, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra, mà còn là bài học quý về lòng tri ân với quê hương, đất nước. Trồng một cái cây cũng như nuôi dưỡng một con người, không đơn giản chỉ là đào hố, trồng cây xuống là xong, mà còn cần chăm sóc, bón phân, thương yêu, phải trân trọng thì cây mới lớn được.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 4
Thầy Thích Huyền Diệu chia sẻ, chỉ một chai nhựa nhỏ nhưng phải mất đến vài trăm năm mới phân hủy được. 

Tâm nguyện ấy đã trở thành “kim chỉ nam” trong cuộc đời và hành trình tu tập của Hòa thượng Thích Huyền Diệu, người luôn coi việc trồng cây là sứ mệnh của mình khi đặt chân đến bất cứ vùng đất nào. Với tấm lòng nhân ái, yêu con người, yêu thiên nhiên, thầy Huyền Diệu sẽ chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp trong mối tương quan giữa phát triển và gìn giữ môi trường", PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho biết thêm.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 5
Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal trăn trở về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.

Tại buổi giảng pháp, Hòa thượng Thích Huyền Diệu đã bày tỏ sự trăn trở của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới. Ông kêu gọi tất cả mọi người chung tay cùng hành động vì một Hành tinh xanh, nói không với rác thải nhựa, trồng thật nhiều cây xanh. Đối với giới doanh nhân, đặc biệt là những startup, hãy kinh doanh bằng cái tâm, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, và hãy chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 6
Các Phật tử và khách mời tới dự lễ Cung nghinh Hòa thượng Thích Huyền Diệu.
Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 7
Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 8
Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 9
Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 10
Đại diện khách mời lên tặng hoa tri ân Hòa thượng Thích Huyền Diệu. 

“Trong cuộc đời mỗi một con người, hãy cố gắng trồng ít nhất 1.800 cây xanh. Khi mà tất cả mọi người cùng chung tay, hành tinh của chúng ta sẽ xanh hơn…”, Hòa thượng Thích Huyền Diệu kêu gọi.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 11
Hòa thượng Thích Huyền Diệu ký tặng Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Môi trường bức tranh được làm từ lá bồ đề.
Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 12
Một số Phật tử và khách mời nhận được món quà may mắn từ Hòa thượng Thích Huyền Diệu. Đó là những chiếc lá bồ đề được đem về từ đất Phật. 

Bằng những câu chuyện giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, Hòa thượng Thích Huyền Diệu đã khéo léo giảng giải cho Phật tử những bài học, những triết lý của nhà Phật một cách dễ hiểu nhất. Không những vậy, thầy Huyền Diệu còn truyền đạt lại các mật pháp đơn giản nhưng có thể giúp con người ta đạt được những kết quả to lớn trong cuộc sống và cả trên con đường tu tập.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh" - Ảnh 13
Hòa thượng Thích Huyền Diệu chụp ảnh lưu niệm cùng các Phật tử tại Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Buổi giảng pháp kết thúc, nét yên vui, rạng rỡ, hiện rõ trên gương mặt của tất cả các Phật tử, khách mời có mặt tại tầng 3, Cung Trí Thức. Phật tử may mắn còn nhận được những món quà đặc biệt từ Thầy. Đó là những cuốn sách, hay những chiếc lá bồ đề được Thầy tự tay mang từ đất Phật về Việt Nam. 

“Thầy một mực tin tưởng rằng, nếu như tất cả chúng ta biết yêu thương xứ sở của mình, biết làm việc phúc đức, biết tôi luyện ý chí để vươn tới thành công, biết nuôi dưỡng văn hóa hiếu hòa trong tâm hồn thì xung quanh chúng ta sự màu nhiệm sẽ luôn lấp lánh, kì diệu và bất ngờ. Cũng giống như câu chuyện mà loài chim quý hiếm đã bay về ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật làm bạn với tôi và mang lại cho tôi những bài học quý giá về cuộc sống”.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết Hòa thượng Thích Huyền Diệu: "Hãy nói không với rác thải nhựa và trồng thật nhiều cây xanh". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.
Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới