Thứ sáu, 22/11/2024 04:04 (GMT+7)
Thứ tư, 24/11/2021 10:00 (GMT+7)

Hành tinh sẽ ra sao nếu Trái Đất tiếp tục nóng dần lên?

Theo dõi KTMT trên

Trái Đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nếu sự phát thải không được kiểm soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ Trái Đất có thể tăng quá 4,5 độ C, khiến những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt với tần suất nhiều hơn.

Trái Đất đang nóng lên bao nhiêu độ?

Kể từ năm 1880, nhiệt độ Trái Đất đang bị tăng lên rất nhanh khoảng 0.9 độ C kể cả nhiệt độ bề mặt đại dương và những vùng cực lạnh giá. Sự ấm lên được cảm nhận rất rõ ở các vùng đất liền, Bắc Cực và Nam Cực. Hậu quả khủng khiếp là băng ở 2 cực đó sẽ tan chảy hoàn toàn.

Điều này lý giải hiện tượng băng tan và mực nước ở các đại dương ngày càng tăng nhanh. Mức nhiệt tích tụ trên Trái Đất do lượng phát thải từ các hoạt động của con người tương đương lượng nhiệt từ 400.000 quả bom nguyên tử ở Hiroshima phát ra mỗi ngày trên khắp hành tinh.

Theo nghiên cứu công bố ngày 9/11 của Climate Action Tracker (CAT), tổ chức phân tích về khí hậu uy tín nhất thế giới, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này bất chấp các cam kết giảm phát thải của các quốc gia tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Hành tinh sẽ ra sao nếu Trái Đất tiếp tục nóng dần lên? - Ảnh 1
Trái Đất đang nóng lên hơn bao giờ hết, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.

Các nhà khoa học tin rằng Trái Đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nếu sự phát thải không được kiểm soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ Trái Đất có thể tăng quá 4,5 độ C. Mức nhiệt này sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của Trái Đất cho một lượng dân số khổng lồ.

Băng tan tăng lên nhanh chóng theo thời gian

Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến băng tan với tốc độ chóng mặt. Ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên thế giới đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước, tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó. Lượng nước do băng tan tại Nam Cực, Greenland và các sông băng trên núi trong 3 thập kỷ qua đã khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng thêm 3,5cm.

Lượng băng mất đi hàng năm đã tăng lên rõ rệt trong vòng 3 thập kỷ qua từ 0,8 nghìn tỉ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên 1,3 nghìn tỉ tấn mỗi năm vào năm 2017.

Băng tan trên toàn cầu làm nước biển dâng, tăng nguy cơ lũ lụt cho các cộng đồng ven biển và đe dọa xóa sổ các môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã. Ngoài ra, bang tan làm các sông băng trên núi co lại, trong khi các sông băng là nguồn cung cấp nước đầu nguồn quan trọng cho nhiều dòng sông lớn trên Trái Đất.

Băng tan cũng đồng nghĩa với việc mực nước biển tăng lên xóa sổ hết các thành phố ven biển. Một phần nóng lên của Trái Đất là do mức nhiệt tích tụ lại do lượng phát thải từ các hoạt động cuả con người. Lượng nhiệt tích tụ đấy tương đương với lượng nhiệt tích tụ lại trong 400000 quả bom nguyên tử nổ ra ở Hiroshima – Nhật Bản được phát ra mỗi ngày trên khắp hành tinh chúng ta.

Thảm họa xảy ra khốc liệt hơn 

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới đối mặt với những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt như các đợt lũ lụt, cháy rừng… nghiêm trọng với tần suất nhiều hơn.

Hành tinh sẽ ra sao nếu Trái Đất tiếp tục nóng dần lên? - Ảnh 2
Băng tan trên toàn cầu làm nước biển dâng, đe dọa xóa sổ các môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã.

Trong đó, ở đỉnh của tảng băng ở Greenland, lần đầu tiên trời mưa, thay vì tuyết. Các sông băng ở Canada bị tan chảy nhanh chóng. Một đợt nắng nóng ở Canada và các vùng của Mỹ đã đẩy nhiệt độ lên gần 50 độ C tại một ngôi làng ở British Columbia. Thung lũng Chết, ở California, đạt 54,4 độ C. 

Nhiều khu vực của Địa Trung Hải đã trải qua nhiệt độ kỉ lục, và cái nóng thường đi kèm với những đám cháy kinh hoàng.   

Lượng mưa hàng tháng giảm trong khoảng thời gian hàng giờ, ở Trung Quốc và các khu vực của châu Âu, dẫn đến hàng chục người thương vong và hàng tỉ người thiệt hại về kinh tế. Một năm hạn hán thứ 2 liên tiếp ở cận nhiệt đới Nam Mỹ, ảnh hưởng đến nông nghiệp, giao thông và sản xuất năng lượng.   

Những thành phố thấp hơn mực nước biển trong tương lai gần sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Rủi ro cho thế giới đó chính là nạn di cư sẽ trở thành làn sóng mới hay có thể là đại tuyệt chủng lần thứ 6 của toàn sự sống trên Trái Đất làm lại một thế giới mới. Băng ở 2 cực sẽ tan hết ra nhấn chìm toàn bộ sự sống trong biển nước xóa sổ toàn bộ.

Nếu như năm 2016 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino thì năm 2020 lại đi vào lịch sử là năm nóng kỷ lục mà không có tác động của hiện tượng El Nino và La Nina. Xu hướng nền nhiệt toàn cầu không ngừng tăng lên khi thế giới ghi nhận 6 năm qua là những năm nóng nhất trong lịch sử. Riêng trong năm 2020, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,25 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đề ra mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C và có thể đạt mức tăng 1,5 độ C nhằm tránh những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không còn là chuyện riêng của bất cứ quốc gia nào nữa, mà là vấn đề cấp bách toàn cầu, là trách nhiệm của mỗi con người. Bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng… cũng chính là con người đang tự bảo vệ mình khỏi những thảm họa trong tương lai.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hành tinh sẽ ra sao nếu Trái Đất tiếp tục nóng dần lên?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.