Thứ năm, 03/04/2025 13:13 (GMT+7)
Thứ ba, 07/03/2023 09:48 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Xử phạt 5 đơn vị vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Theo dõi KTMT trên

Thanh tra Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 5 đơn vị, tổng số tiền thu phạt là 236 triệu đồng.

Theo đó, Thanh tra Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với ông Lê Mạnh Hùng (SN 1961) – chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghiệp tại khu Quân Khí ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê.

Theo xác định của ngành chức năng, trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Mạnh Hùng có 2 vi phạm. Cụ thể, không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020, 2021, quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ và thực hiện không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định (không xây dựng bể khử trùng nước thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt), quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 10 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ. Với 2 vi phạm nêu trên, ông Lê Mạnh Hùng bị xử phạt tổng số tiền là 35 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Xử phạt 5 đơn vị vi phạm trong lĩnh vực môi trường - Ảnh 1
Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi.

Cũng bị xử phạt vi phạm hành chính do có vi phạm trong chăn nuôi lợn là ông Nguyễn Hải Triều (SN 1976) – chủ trang trại chăn nuôi lợn Phố Tây, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn và bà Nguyễn Thị Nghĩa (SN 1971, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân) – chủ trang trại chăn nuôi giống lợn thương phẩm tại khu vực Đồng Nái, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân.

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Hải Triều đã thực hiện không đúng một trong các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (không xây dựng lò đốt xác vật nuôi bị chết theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt mà thực hiện chôn lấp), quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 10 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ. Với hành vi vi phạm này, ông Nguyễn Hải Triều bị phạt 35 triệu đồng.

Trang trại chăn nuôi giống lợn thương phẩm của bà Nguyễn Thị Nghĩa có 2 vi phạm, đó là thực hiện không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (công trình bảo vệ môi trường còn thiếu là 1 bể biogas, 1 lò đốt xác động vật chết, hố khử trùng), quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ. Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động chăn nuôi, với lưu lượng 68m3/ngày đêm, khi giấy phép khai thác nước dưới đất đã hết hạn), quy định tại điểm a, khoản 5,Điều 9 Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ. Với 2 vi phạm, bà Nguyễn Thị Nghĩa bị xử phạt tổng số tiền 50 triệu đồng.

Thanh tra Sở TN&MT còn xử phạt 2 đơn vị là Công ty TNHH Growmax Hà Tĩnh ở tổ dân phố Ba Đồng, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh do ông Nguyễn Mạnh Hùng làm giám đốc và Công ty CP Đầu tư phát triển Công thương miền Trung ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, do ông Phạm Anh Tuấn làm giám đốc.

Công ty TNHH Growmax Hà Tĩnh bị phạt tổng số tiền 45 triệu đồng do không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020, 2021 và không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định. Công ty CP Đầu tư phát triển Công thương miền Trung bị phạt 71 triệu đồng do thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và xả nước thải có chứa thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày đến dưới 40m3/ngày.

Phan Quý

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Xử phạt 5 đơn vị vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.