Thứ năm, 03/04/2025 11:02 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/11/2022 11:50 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Nhiều cây phi lao, rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ

Theo dõi KTMT trên

Nhiều cây phi lao có tác dụng chắn gió, chắn sóng ven biển ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) liên tục bị đốn hạ, khai thác không kiểm soát gây ảnh hưởng đến chức năng của rừng phòng hộ ven biển.

Hiện nay, tại khu vực ven biển huyện Thạch Hà đang xảy ra tình trạng nhiều cây phi lao có tuổi thọ cao với đường kính thân cây khoảng 30-40 cm bị người dân đốn hạ, khai thác không kiểm soát. Điều này làm cho chức năng phòng hộ của rừng cây phi lao bị suy giảm.

Một người dân ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà cho biết: “Rừng phi lao dọc bờ biển do người dân tự bao chiếm đất, tự bỏ vốn trồng. Cây phi lao được trồng hơn chục năm sẽ khai thác được một lần”.

Hà Tĩnh: Nhiều cây phi lao, rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ - Ảnh 1
Nhiều cây phi lao có tuổi thọ cao với đường kính thân cây khoảng 30-40 cm bị đốn hạ.

Ông Nguyễn Đình Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh cho biết, toàn xã hiện có hơn 100 ha rừng phòng hộ, chủ yếu là cây phi lao, keo tràm, bạch đàn. Hầu hết diện tích này đều do người dân tự bao chiếm, tự trồng và khai thác nhằm mục đích phát triển kinh tế, chưa coi trọng chức năng phòng hộ của rừng.

“Hiện nay việc khai thác rừng phòng hộ chúng tôi chưa nắm được cụ thể, cần phải có sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh tiến hành rà soát, tổng hợp lại. Sau đó, họp thống nhất với người dân để đưa ra phương án quản lý, bảo vệ vì đất đó chưa được giao bìa”, ông Hào cho biết thêm.

Hà Tĩnh: Nhiều cây phi lao, rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ - Ảnh 2
Rừng phòng hộ bị khai thác ở Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.

Theo Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Lâm, rừng phòng hộ ven biển người dân tự bao chiếm, tự trồng, tự khai thác là do lịch sử để lại, diện tích tương đối nhiều, cộng thêm việc kiểm tra thực địa trước đây còn lỏng lẻo. “Đơn vị đang rà soát lại diện tích cụ thể để báo cáo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương thống nhất phương án xử lý. Sau đó có thể sẽ giao khoán lại cho người dân thực hiện trồng và khai thác rừng theo quy định của rừng phòng hộ”, ông Nguyễn Ngọc Lâm thông tin.

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ ven biển có chức năng chính là chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm ngập mặn của nước biển. Trồng rừng và khai thác rừng ồ ạt dù mang lại lợi ích kinh tế, thế nhưng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng chính của rừng phòng hộ.

Quang Trường

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Nhiều cây phi lao, rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.