Thứ bảy, 27/07/2024 06:29 (GMT+7)
Thứ năm, 05/08/2021 10:52 (GMT+7)

Hà Nội: Kiểm tra nồng độ khí thải ngẫu nhiên 5.000 xe máy cũ từ 9/2021

Theo dõi KTMT trên

Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP.Hà Nội) sẽ kiểm tra thí điểm về khí thải đối với khoảng 5.000 xe máy cũ ngẫu nhiên để có kế hoạch quản lý xe máy cũ.

Mục đích của Kế hoạch nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe môtô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội, làm cơ sở khoa học thực tiễn để xây dựng và thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và quản lý giao thông hiệu quả, hỗ trợ các Bộ, ngành trung ương ban hành các quy định, chính sách về kiểm soát khí thải từ giao thông.

Theo kế hoạch, thời gian thực hiện vào tháng 9/2021 đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, kế hoạch có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19.

Việc đo kiểm số lượng khoảng 5.000 xe này được lấy ngẫu nhiên, với những xe có thời hạn sử dụng trên 10 năm trở lên. Trước tiên, sẽ tuyên truyền để người dân tự nguyện mang xe đến đo kiểm, bảo dưỡng xe.

Các hãng xe cũng có cam kết bảo dưỡng miễn phí cho một số bảo dưỡng nhỏ và có quà tặng như thay dầu xe… Việc này khuyến khích người dân chứ không mang tính chất ép buộc.

Hà Nội: Kiểm tra nồng độ khí thải ngẫu nhiên 5.000 xe máy cũ từ 9/2021 - Ảnh 1
Xe máy cũ được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa)

Theo Sở TN&MT TP. Hà Nội, Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố đã đề xuất kế hoạch đo kiểm khí thải đối với xe máy cũ và UBND TP.Hà Nội chấp thuận, ban hành kế hoạch để các sở ngành liên quan thực hiện.

Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội và lực lượng kiểm soát giao thông trên đường sẽ phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong đó chủ yếu là các hãng sản xuất mô tô Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM tiến hành “lập chốt” tại các đại lý của các hãng này để kiểm tra ngẫu nhiên 3.000 - 5.000 xe máy cũ lưu thông trên đường.

Trước đó, ngày 18/1/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong đó, giao UBND TP.Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành phố có nguy cơ ô nhiễm không khí cao thực hiện nghiêm việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương. Thực hiện thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân.

Theo UBND TP.Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 5,7 triệu xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông, là nguồn thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm môi trường.

Theo tính toán, xe môtô, xe gắn máy đang lưu hành chiếm 95% về số lượng, chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra cỡ 94% HC, 87% CO, 57% NOx và 33% PM10 trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Trong đó có khoảng 1/2 số lượng xe máy đã đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.

Nguyễn Luận (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Kiểm tra nồng độ khí thải ngẫu nhiên 5.000 xe máy cũ từ 9/2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An Giang sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, An Giang dự báo lượng mưa cao hơn trung bình hàng năm. Mùa mưa có thể kéo dài, gây nguy cơ ngập lụt cao. Do đó, tỉnh sẽ tăng cường cảnh báo và chủ động ứng phó trước tình hình phức tạp này .

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.