Thứ năm, 03/04/2025 10:44 (GMT+7)
Chủ nhật, 28/07/2024 12:00 (GMT+7)

Hà Nội: Điều chỉnh, sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Theo dõi KTMT trên

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3816/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục sửa đổi các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Theo Quyết định số 3816/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, có 6 thủ tục hành chính mới ban hành; 11 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 8 thủ tục hành chính thay thế; và 1 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.

Cụ thể, theo danh sách này, 6 thủ tục hành chính mới ban hành, gồm: Tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước; đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình cấp cho sinh hoạt đã đi vào vận hành và được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước nhưng chưa được phê duyệt tiền cấp quyền; trả lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

11 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, gồm: Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm;

Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m3/ngày đêm; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành; điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ; cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.

Cũng theo Quyết định, có 8 thủ tục hành chính thay thế, gồm: Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi; lấy ý kiến ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối liên tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép, công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước liên tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m3/giây trở lên;

Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2 m3/giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2 m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3; hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dư ới 1.000.000 m3/ngày đêm;

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2 m3/giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2 m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3; hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3/ngày đêm;

Trả lại giấy phép tài nguyên nước; cấp lại giấy phép tài nguyên nước; đăng ký khai thác nước dưới đất; lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối nội tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước nội tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m3/giây trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.

Thủ tục hành chính bị bãi bỏ là thủ tục tại 1 mục II phụ lục kèm theo Quyết định 4184/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố (Đăng ký khai thác nước dưới đất).

Quyết định điều chỉnh, sửa đổi các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được đánh giá là cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Việc điều chỉnh thủ tục hành chính không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên nước mà còn giúp cho các tập đoàn, doanh nghiệp, cá nhân tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài nguyên nước của Việt Nam.

Việt Cường

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Điều chỉnh, sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh lập chuyên đề kiểm kê đất sân golf
Trong đợt kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chuyên đề riêng về đất sân golf có nguồn gốc đất sân bay, khu vực sạt lở, bồi đắp và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường...
Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.
Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.