Hà Nội: Cần làm rõ việc vận chuyển phế thải của công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp Hà Nội
Sau khi vận chuyển đất của 1 dự án trong nội thành, xe của công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp Hà Nội mang đi đổ vào vị trí đất không được quy hoạch đổ thải.
Trong đó, san phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất theo mục đích sử dụng.
Trên địa bàn TP.Hà Nội, vẫn còn một số địa phương có hiện tượng sử dụng đất đá xà bần từ các công trình xây dựng san lấp đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian qua, theo ghi nhận của PV, nhiều xe tải có ghi xe phục vụ vệ sinh môi trường mang tên Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp Hà Nội chuyên chở đất đá thải từ một công trình xây dựng lớn trên đường Võ Chí Công ra ngoại thành tập kết và đổ thải vào khu vực đất không được phép.
Trong quá trình di chuyển, do không được che chắn kỹ càng nên gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đối với người và phương tiện cùng tham gia lưu thông.
Để làm rõ thông tin trên, Nhóm PV đã đến văn phòng Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Hà Nội để liên hệ và đặt nội dung làm việc. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng phía công ty chưa có bất cứ thông tin phản hồi nào.
Từ câu chuyện có thể thấy, việc xử lý các vấn đề dùng đất đá xà bần san lấp đất nông nghiệp gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Theo các chuyên gia môi trường, hành vi san lấp đất nông nghiệp có thể bị coi là hủy hoại đất và bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013, những hành vi sử dụng đất nông nghiệp dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;
Trong đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, cụ thể:
Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng. Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi làm biến dạng đất, làm suy giảm chất lượng đất… mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích ban đầu…
Tóm lại, căn cứ theo quy định nêu trên, hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình, thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề mà làm suy giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất hoặc lầm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường…thì bị coi là hành vi phá hoại đất.
Tại cuộc họp HĐND TP.Hà Nội tháng 5/2023, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu: “Việc xử lý chất thải rắn xây dựng chủ yếu theo hình thức chôn lấp, tình trạng chất thải xây dựng không những đổ trộm mà còn đổ công khai gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân… cần làm rõ, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan”.
Còn theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh:“Tôi trực tiếp chỉ đạo Chánh văn phòng UBND TP.Hà Nội lập tổ công tác, bay flycam toàn bộ 6 huyện ven sông; sau đó gửi hình ảnh sai phạm cho địa phương, cả sai phạm lấn chiếm, san lấp lòng sông và các huyện đang quyết liệt xử lý".
Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!
Nhóm PV