Thứ sáu, 19/04/2024 19:07 (GMT+7)
Thứ năm, 04/11/2021 12:00 (GMT+7)

Giải pháp nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải lên tới 10% giá nước sạch

Theo dõi KTMT trên

Ngày 3/11, trong 8 nhóm giải pháp mà các chuyên gia CIEM khuyến nghị đặc biệt lưu tâm đến nâng cao trách nhiệm người gây ô nhiễm như nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải hiện nay 10% giá nước sạch.

Trong 8 nhóm giải pháp mà các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến nghị tại hội thảo về nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 diễn ra tại Hà Nội ngày 3-11, đáng lưu ý là đề xuất áp dụng các công cụ kinh tế như phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính xanh; Thúc đẩy quá trình triển khai chính sách mua sắm công xanh; Nghiên cứu khả năng áp dụng thuế carbon theo lộ trình phù hợp nhằm định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của xã hội trong tương lai.

Cũng theo hướng này là việc nâng cao trách nhiệm người gây ô nhiễm, ví dụ nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải hiện nay (10% giá nước sạch), đẩy nhanh thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng tạo sự công bằng theo đúng tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường.

Trong 3 loại ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất thì ô nhiễm nguồn nước có tính nghiêm trọng nhất do đặc trưng lan truyền và tác động đến môi trường thủy sinh. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước chính do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn từ sản xuất công nghiệp, làng nghề, chế biến nông lâm thủy sản; Nước thải từ sinh hoạt; Nước thải từ sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp và làng nghề: Hiện chúng ta có 316 KCN và 16 khu kinh tế ven biển. Đóng góp vào kinh tế quốc gia từ các khu công nghiệp là rất đáng kể với tổng doanh thu tính đến cuối tháng 7/2016 đạt hơn 79,3 tỉ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến 7 tháng đầu năm 2016, các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng đã tạo thêm hơn 250 nghìn việc làm mới.

Giải pháp nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải lên tới 10% giá nước sạch - Ảnh 1
Mỗi hộ gia đình là một nguồn nước thải sinh hoạt lớn. (Ảnh minh họa)

Hiện tại Việt Nam có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động. Tổng lượng nước thải các KCN toàn quốc khoảng trên 3 triệu m3/ngày đêm.

Mặc dù đóng góp cho nền kinh tế là đáng kể nhưng với 70% nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường đã gây hậu quả về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã gây tác động lớn đến cuộc sống người dân và môi trường thủy sinh.

Nước thải đô thị: Tính tới nay, do chú ý đầu tư cải thiện nước thải và vệ sinh đô thị nên hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được cải thiện đáng kể, 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, đến 2012, có 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị được xây dựng với công suất khoảng 600.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Để tăng cường năng lực giám sát xả thải của các cơ sở sản xuất, nên chăng nên có chính sách để người dân tham gia quá trình giám sát hoạt động xả thải, vì người dân chính là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất trước tác hại từ môi trường. Bên cạnh đó, cần có những mức xử phạt cao và hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường, góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường từng bước đi vào nề nếp.

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Văn Cường - nguyên Giám đốc Ban QLDA thoát nước Hà Nội (nay là Ban QLDA đầu tư Công trình Cấp, thoát nước và môi trường TP) nhận định, Nghị định 53/2020/NĐ-CP rõ ràng và đầy đủ hơn Nghị định 154/2016/NĐ-CP. Các đối tượng phải nộp phí BVMT thể hiện rõ nguyên tắc “người xả thải phải trả tiền”. Điều này, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân, hộ gia đình trong việc BVMT; Hạn chế việc xả thải, nhất là nước thải có chứa chất độc hại.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, mức phí này vẫn khó có thể bù lại kinh phí xử lý nước thải, nhất là đối với nước thải công nghiệp. Trong khi đó, việc thu phí cũng không đơn giản đối với các hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ trong ngõ ngách, khu dân cư.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải lên tới 10% giá nước sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Hướng tới du lịch “Net zero”
Du lịch “Net Zero” là xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Quảng Bình sẽ phát trển các sản phẩm du lịch theo xu hướng này.
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .