Thứ tư, 24/04/2024 19:27 (GMT+7)
Thứ năm, 05/05/2022 07:00 (GMT+7)

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4)

Theo dõi KTMT trên

Việc san lấp các hồ tại Hà Nội, trong đó có các hồ điều hòa để xây dựng khu đô thị, chung cư khiến dư luận vô cùng bức xúc. Không ít chuyên gia về môi trường bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng “bê tông hóa” ao hồ giữa Thủ đô.

Để làm rõ những ảnh hưởng, tác động của tình trạng san lấp, lấn chiếm ao, hồ đối với môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu để phát triển đô thị bền vững, Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam.

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 1
Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 2

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Những vấn đề liên quan đến ao, hồ trong nhiều năm nay được đề cập khá nhiều, đặc biệt là ở Hà Nội - nơi trước đây có rất nhiều ao, hồ, kênh rạch, sông hồ. Thời gian gần đây, vấn đề này lại tiếp tục nổi lên khi số lượng ao, hồ bị san lấp hoàn toàn và lấn chiếm diện tích lớn, làm giảm số lượng ao, hồ của thành phố. 

Từ bao đời nay, ao, hồ có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất, đời sống đối với cả nông thôn và đô thị. Ao, hồ là một phần không thể thiếu trong phát triển hạ tầng đô thị. Về chức năng, nhiệm vụ, ao, hồ đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa môi trường sống, góp phần tạo dựng nét đẹp cảnh quan, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư, nhiều hồ nước còn có tác dụng giảm ngập úng cục bộ. 

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 3
PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam. 

Cụ thể, đây là nơi điều hòa các nguồn nước và khí hậu (tiểu khí hậu – vi khí hậu) cho người dân sinh sống quanh hồ. Đặc biệt, với chức năng điều hòa cùng với cây xanh được xem là “lá phổi xanh” của mỗi một đô thị, giúp cho việc  nghỉ dưỡng và hồi phục sức khỏe của mỗi công dân trên địa bàn thành phố.

Rõ ràng, ao, hồ giữ vai trò quan trọng. Bởi mỗi một hệ thống ao, hồ có chức năng điều hòa cho một khu vực dân cư nhất định. Tuy nhiên, xét về chất lượng nước của các ao, hồ của TP.Hà Nội hiện nay, 95-97% hồ đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Trong đó có những hồ nước ô nhiễm nặng nề, ko còn được gọi là hồ được nữa. Đây là vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 4
Hồ Ngòi Cầu Trại đang bị lấn chiếm. Ảnh: Nguyễn Cường.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhắc nhở chính quyền Hà Nội phải làm sao cố gắng thống kê danh mục ao, hồ không san lấp. Đối với những khu dân cư mới hình thành, nếu chưa có hồ có thể đào thêm, song trọng tâm vẫn là công tác giữ gìn được các hồ tự nhiên. 

Bởi ở đó có các hệ sinh thái tự nhiên không đâu có được và chỉ có những giống loài thủy sinh sinh trưởng và phát triển ở các hệ thống ao, hồ này, nếu san lấp hồ, tất cả những giống loài đó sẽ bị tuyệt diệt không lấy lại được. Đó là mất mát lớn nhất. Chính vì vậy, hồ có vai trò quan trọng, không chỉ riêng các đô thị Hà Nội mà còn với 63 tỉnh, thành phố.

Hơn lúc nào hết, UBND TP.Hà Nội phải ưu tiên xử lý thực trạng san lấp ao, hồ bừa bãi, giữ gìn số lượng các ao, hồ còn lại. Đồng thời cải tạo, xử lý chất lượng hồ xanh sạch trở lại để làm tốt nhiệm vụ, chức năng điều hòa cùng với cây xanh trở thành “lá phổi xanh” của Thủ đô.

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 5

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Rõ ràng, việc thống kê số lượng ao, hồ không được san lấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn chậm thực hiện, đặc biệt đối với những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao như Hà Nội lại chưa thực hiện được.

Về vấn đề này, theo tôi có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do quá trình quy hoạch đô thị còn nhiều phức tạp. Với Thủ đô, trước kia khi chỉ có 4 quận lõi và sau mở rộng thêm Hà Tây. Vậy liệu điều này có khiến cho việc thống kê danh mục “ao, hồ không được san lấp” chậm hơn so với các địa phương khác?

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 6

Theo tôi cần sớm thống kê được số lượng ao, hồ và phải phân loại hệ thống ao, hồ được ưu tiên giữ hoàn toàn, phải tiến hành kè bờ để hạn chế lấn chiếm và san lấp. Đối với những hệ thống hồ quan trọng hiện nay (bao gồm: Hồ Tây, Hồ Gươm, hồ Đền Lừ…) cần được giữ nguyên hiện trạng, giữ cho chất lượng nước tốt hơn.

Trong số các ao, hồ trên địa bàn thành phố, duy nhất tại hồ Tây có Ban Quản lý hồ. Tuy nhiên, sự chỉ đạo của Ban Quản lý chưa hiệu quả, chưa thực hiện đúng vai trò của mình và đảm bảo đúng chức năng điều hòa của ao, hồ. Bên cạnh đó, việc nuôi thả thủy sinh trong hồ cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, để chất lượng ao, hồ luôn được đảm bảo và thủy sinh phát triển tốt.

Điều tốt nhất hiện giờ đó là việc mỗi hồ cần phải có chủ. Cụ thể, dù lực lượng của chính quyền và UBND thành phố chưa được phân công toàn bộ nhưng vẫn rất cần xã hội hóa. Bởi khi đó sẽ quản lý tốt được hệ thống ao, hồ và mở rộng ra các phong trào bảo vệ môi trường, các ao, hồ tự nhiên ở Hà Nội cần được bảo vệ, tôn tạo để gia tăng giá trị phục vụ cộng đồng, khi phát triển đô thị, thậm chí cần phải tạo thêm các hồ nhân tạo, tăng diện tích mặt nước.

Chính vì vậy, tôi rất ủng hộ việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản đôn đốc về việc lập danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp. Kỳ vọng rằng Hà Nội và các đô thị lớn có tốc độ đô thị hóa mạnh (như TP.HCM, TP.Hải Phòng) nhanh chóng định hình những công việc cụ thể trong việc bảo vệ và hồi sinh ao, hồ. Ngoài ra, với những khu đô thị mới trong quy hoạch, cần đảm bảo diện tích để có hồ và cây xanh để cung cấp không khí trong lành cho tất cả người dân trong mỗi khu vực. Và Hà Nội cần trở thành thành phố đi đầu trong công tác bảo vệ ao, hồ, cây xanh. 

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 7
Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 8

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Liên quan đến vụ việc này, tại khu vực phường Ngọc Thụy, quận Long Biên có hai hồ tự nhiên với diện tích lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thuê khoán của hai đơn vị tư nhân khiến diện tích hồ bị thu hẹp và có kế hoạch bị san lấp để xây dựng khu dân cư. Vì vậy, cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, bởi đây là những hồ nước tự nhiên điều hòa chất lượng cuộc sống của những người dân sinh sống xung quanh.

Mặc dù thành phố đã có quy hoạch đối với khu vực phường Ngọc Thụy, nhưng cần xem xét lại để có quy hoạch hợp lý. Bởi đây là hồ nước tự nhiên từ ngàn đời nay, cùng với hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm. Từ đó đánh giá những giá trị của nó để tối ưu quy hoạch các khu đô thị phát triển lấy nó làm trung tâm. Trong trường hợp xấu nhất, cần hạn chế và giảm thiểu ảnh hưởng tác động tới ao, hồ, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. 

Bên cạnh đó, câu hỏi đặt ra là vấn đề quy hoạch khu vực chưa lấy được rộng hết tất cả ý kiến của cộng đồng, kể cả ý kiến của các nhà chuyên môn. Thứ hai, phải có đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với khu vực và được khoanh định để phát triển như thế nào? Tuy nhiên trong các hội đồng đánh giá đó thiếu vắng sự tham gia của các nhà chuyên môn về lĩnh vực kinh tế và môi trường. 

Mặc dù quy hoạch đã được phê duyệt, cụ thể đối với quận Long Biên cần xem xét, đánh giá lại dự án. Vì “không gì bằng sự ủng hộ của những người dân sinh sống tại khu vực đó”. Do đó, vấn đề quy hoạch đã thực sự thấu đáo và hợp lý hay chưa? 

Bởi ao, hồ là những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ, xem xét thấu đáo trước khi quyết định san lấp, kể cả trong trường hợp dự kiến sẽ tạo diện tích mặt nước tương đương ở khu vực lân cận. Đặc biệt, cần lấy ý kiến cộng đồng và nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà kiến trúc để giữ cho được hiện trạng nguyên vẹn của hồ một cách tự nhiên nhất.

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 9

Điều 57, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nêu rõ: Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, bảo đảm tỷ lệ không, gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch. Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.

Tính chung trong quy hoạch phát triển chung của Hà Nội, phải đảm bảo hài hòa để hồ thực sự làm đúng chức năng và nhiệm vụ là lá phổi xanh của thành phố, cung cấp không khí trong lành, là nơi nghỉ dưỡng cảnh quan tươi đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. 

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 10

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Có rất nhiều vấn đề được đặt ra đối với các dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển đô thị.

Trước hết là giải pháp quản lý. Điều tốt nhất hiện giờ đó là việc mỗi hồ cần phải có chủ. Đơn cử tại Hà Nội hiện nay chỉ mỗi Hồ Tây là hồ duy nhất có ban quản lý. Ban quản lý cần thực sự đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, thậm chí xã hội hóa. Mình có thể giao trách nhiệm cho họ và quy trách nhiệm. 

Thứ hai là giải pháp công nghệ. Đó là vấn đề làm sạch và xử lý nguồn nước thông qua các công nghệ tiên tiến. Điển hình như Dự án phục hồi - ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm trong năm 2009 với công nghệ từ CHLB Đức đáp ứng tối ưu những yêu cầu đặt ra như: Không làm xáo trộn đáy và mặt hồ, không làm biến đổi đến môi trường trong hồ, bảo đảm an toàn cho loài rùa đang sinh sống. Đặc biệt, hạn chế tối đa tác động đến môi trường, cho hồ có khả năng tái sinh.

Đặc biệt cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư, làm sao để khuấy động phong trào của các cá nhân, tổ chức, hội nhóm và các đoàn thể tổ chức, để hành động vì môi trường. Bên cạnh đó, cấp thiết xây dựng đường dẫn riêng nước thải của các khu dân cư tới nơi xử lý nước thải tập trung, trước khi thải ra môi trường. 

Hiện nay, Việt Nam đã có các quy định pháp luật, có chỉ đạo của Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội. Do đó vấn đề còn lại là tính nghiêm túc trong triển khai thực hiện. 

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 11

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Theo tôi, nhất thiết nên giữ gìn các diện tích ao, hồ tự nhiên hiện có. Nếu đã tiến hành san lấp thì phải bù đắp trở lại, thậm chí xây dựng hệ thống hồ nhân tạo thay thế, tăng diện tích mặt nước, đảm bảo môi trường tự nhiên và vi khí hậu cho cư dân xung quanh.

Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4) - Ảnh 12

Với Mạng lưới bảo tồn nguồn nước Việt Nam (VIWACON), hiện nay có nhiều dự án đang được thực hiện. Tuy nhiên, trong các văn bản Luật và các văn bản dưới Luật, việc duy trì, bảo vệ tài nguyên nước chưa thực sự đầy đủ, tổng thể, mới chỉ chú trọng công tác bảo vệ lòng hồ, lòng sông. Nhưng cần phải bảo tồn lưu vực sông, lưu vực hồ, có như vậy, an ninh nguồn nước quốc gia mới được đảm bảo trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Vì vậy, cấp thiết cùng nhau bảo vệ nguồn nước. VIWACON và các thành viên trong đó sẽ nỗ lực thực hiện, thậm chí sẽ mở rộng hơn nữa để VIWACON sẽ là nơi quảng bá, tuyên truyền hoạt động của mạng lưới. Đặc biệt có sự chung tay, giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết những vấn đề về nguồn nước hiện nay.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nội dung: Ngọc Ánh
Đồ họa: Thế Hiệp

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán “bê tông hóa” ao, hồ tại Hà Nội bằng cách nào? (Bài 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023
Khép lại năm 2023, trong bối cảnh thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.

Tin mới