Thứ sáu, 04/04/2025 00:07 (GMT+7)
Thứ hai, 18/07/2022 17:07 (GMT+7)

Gia Lâm, Hà Nội: Ao Kim Âu bị người dân địa phương tự ý san lấp trái phép bằng rác thải xây dựng

Theo dõi KTMT trên

Tiến hành kiểm tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm xác định ao Kim Âu là đất công. Ao Kim Âu bị các cá nhân đang sinh sống trên địa bàn san lấp trái phép bằng rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng.

Mới đây, trao đổi với Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường, bà Lê Tuyết Mai – Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm cho biết thông tin Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường nêu về việc Ao Kim Âu (xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) bị san lấp bằng rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt là chính xác, có căn cứ.

Theo bà Mai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tiến hành kiểm tra thực tiễn khu vực ao Kim Âu, thuộc địa phận xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm vào ngày 13/7. Thông qua kiểm tra, tổ công tác xác định khu đất ao Kim Âu là đất công thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương.

Gia Lâm, Hà Nội: Ao Kim Âu bị người dân địa phương tự ý san lấp trái phép bằng rác thải xây dựng - Ảnh 1
Ao Kim Âu bị các cá nhân tự ý san lấp trái phép.

Qua trao đổi với Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường, bà Mai cũng cho biết ao Kim Âu chủ yếu bị san lấp bằng rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng. Nguồn đổ thải xuất phát chủ yếu từ các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn, và khu vực lân cận.

Cũng theo bà Mai, Trong thời gian tới Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm sẽ có văn bản phúc đáp Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường về vấn đề trên.

Trước đó, vào tháng 5/2022, Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường thực hiện tuyến bài về thực trạng ao hồ dần biết mất bởi "cơn lốc" đô thị hóa. Trong quá trình thực hiện tuyến bài trên, Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường đã được người dân KĐT Đặng Xá (xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm) cung cấp thông tin về việc ao Kim Âu (cách gọi của người dân địa phương) đang bị "bức tử" bởi rác thải xây dựng và cả rác thải sinh hoạt.

Gia Lâm, Hà Nội: Ao Kim Âu bị người dân địa phương tự ý san lấp trái phép bằng rác thải xây dựng - Ảnh 2
Nguồn san lấp chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng.

Theo ghi nhận của Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường vào ngày 24/5, gần một nửa diện tích ao Kim Âu đã bị san lấp bởi rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt, nguồn nước tại đây cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, chuyển màu đen và bốc mùi hôi tanh.

Theo người dân KĐT Đặng Xá, các xe tải lớn nhỏ vẫn ngày đêm đổ rác thải xây dựng xuống ao Kim Âu khiến diện tích mặt nước của ao ngày càng bị thu hẹp, gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh.

Trong khi đó, theo thống kê gần đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Thủ đô hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165 ha. Nhiều diện tích ao hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, tính từ 1990 trở lại đây, tại Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước "bốc hơi".

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam khẳng định: Rõ ràng, ao, hồ giữ vai trò quan trọng. Bởi mỗi một hệ thống ao, hồ có chức năng điều hòa cho một khu vực dân cư nhất định. Tuy nhiên, xét về chất lượng nước của các ao, hồ của TP.Hà Nội hiện nay, 95-97% hồ đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Trong đó có những hồ nước ô nhiễm nặng nề, ko còn được gọi là hồ được nữa. Đây là vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.

Hơn lúc nào hết, UBND TP.Hà Nội phải ưu tiên xử lý thực trạng san lấp ao, hồ bừa bãi, giữ gìn số lượng các ao, hồ còn lại. Đồng thời cải tạo, xử lý chất lượng hồ xanh sạch trở lại để làm tốt nhiệm vụ, chức năng điều hòa cùng với cây xanh trở thành “lá phổi xanh” của Thủ đô.

Hà Nam - Hoàng Hải

Bạn đang đọc bài viết Gia Lâm, Hà Nội: Ao Kim Âu bị người dân địa phương tự ý san lấp trái phép bằng rác thải xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.