Thứ sáu, 22/11/2024 09:21 (GMT+7)
Thứ ba, 02/11/2021 07:59 (GMT+7)

G20 kêu gọi hành động khẩn cấp hạn chế sự nóng lên toàn cầu

Theo dõi KTMT trên

Các nhà lãnh đạo của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), kêu gọi hành động “có ý nghĩa và hiệu quả” để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Các lãnh đạo G20 đã đạt được thống nhất về việc giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, một bước tiến lớn kể từ Hiệp định Paris 2015.

Không có nhiều đột phá trong cuộc họp của những nhà lãnh đạo nhóm G20 diễn ra tại Italia, khiến hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Scotland, nơi hầu hết các nhà lãnh đạo G20 sẽ bay trực tiếp từ Rome, sẽ trở nên nặng nề và phức tạp hơn.

Nhóm G20, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Mỹ, chiếm khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Tuyên bố chung của G20 cho biết các kế hoạch quốc gia hiện tại về cách hạn chế khí thải sẽ phải được tăng cường “nếu cần thiết” và không có tham chiếu cụ thể đến năm 2050, thời điểm để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng không.

Khi các đợt thời tiết khắc nghiệt và lượng carbon trong khí quyển tăng lên, các nhà khoa học về khí hậu luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giới hạn 1,5 độ C để hạn chế nguy cơ thảm họa môi trường.

G20 nhận thấy, tác động của biến đổi khí hậu ở mức 1,5 độ C thấp hơn nhiều so với mức 2 độ C và cần phải hành động ngay lập tức để giữ mức 1,5 độ trong tầm tay.

G20 kêu gọi hành động khẩn cấp hạn chế sự nóng lên toàn cầu - Ảnh 1
Toàn cầu phải cắt giảm gần một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngưỡng 1,5 độ C là ngưỡng mà các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho rằng phải được đáp ứng để tránh sự gia tăng đáng kể của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, bão và lũ lụt, và để đạt được ngưỡng này, họ khuyến nghị rằng phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Những dự thảo trước đó cho thấy các nước G20 chưa đạt được cam kết vững chắc về mốc 1,5 độ C, tuy nhiên, các quan chức đã tập trung thảo luận để làm mạnh mẽ hơn tuyên bố đưa ra, trước thềm hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland

Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) phát thải 80% lượng khí carbon toàn cầu và một lời hứa hành động từ phía họ sẽ giúp tạo ra động lực rất cần thiết cho những cuộc thảo luận quan trọng tại COP26.

Giới chuyên gia cho rằng để đạt được mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5 độ, đồng nghĩa toàn cầu phải cắt giảm gần một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng ngay cả khi các kế hoạch quốc gia hiện tại được thực hiện đầy đủ, thế giới đang hướng tới sự ấm lên toàn cầu ở mức 2,7 độ, với sự gia tốc thảm khốc của các sự kiện như hạn hán, bão và lũ lụt.

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo cam kết ngừng cung cấp tài chính cho sản xuất nhiệt điện than ở nước ngoài vào cuối năm nay, nhưng không ấn định ngày loại bỏ dần điện than, và chỉ hứa hẹn sẽ thực hiện “càng sớm càng tốt”.

Các quốc gia trong nhóm G20 cũng không ấn định ngày loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho biết họ sẽ nỗ lực thực hiện điều này “trong trung hạn”.

Đối với khí metan, có tác động mạnh hơn nhưng ít lâu dài hơn so với khí carbon dioxide đối với sự nóng lên toàn cầu, các nhà lãnh đạo G20 cũng hạ bớt mức độ nguy hiểm từ một bản dự thảo trước đó.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết G20 kêu gọi hành động khẩn cấp hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.