Thứ sáu, 26/04/2024 21:38 (GMT+7)
Thứ hai, 10/01/2022 17:00 (GMT+7)

FIT và những điều còn hạn chế tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Đối với ngành năng lượng mặt trời hiện nay, giá FIT chính là một yếu tố có vai trò rất quan trọng. FIT được công nhận là cơ chế chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo nhanh chóng, thành công nhất trên thế giới.

Hiểu về FIT như thế nào?

FIT là cụm từ viết tắt của Feed-in Tariff, được hiểu là biểu giá điện hỗ trợ. Đây là một cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tăng sức cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống.

Cụ thể hơn là các mức giá áp dụng cho điện sản xuất tư các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ. Thuật ngữ này sử dụng cho điện năng lượng tái tạo nói chung, không chỉ dành cho điện năng lượng mặt trời.

Giá FIT có quá trình hình thành và phát triển tương đối phức tạp. FIT được công nhận là cơ chế chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo nhanh chóng, thành công nhất trên thế giới. Thông thường biểu giá FIT phổ biến là áp dụng cho mỗi kWh điện phát lên lưới.

FIT và những điều còn hạn chế tại Việt Nam - Ảnh 1
FIT là thuật ngữ này sử dụng cho điện năng lượng tái tạo nói chung. (Ảnh minh họa)

Luật về FIT quy định 3 điều khoản quan trọng là:

Quy định các công ty truyền tải, kinh doanh điện phải mua điện từ bất kỳ nguồn điện phát bằng năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…..

Các hợp đồng mua điện được ký trong thời gian dài khoảng 15-25 năm.
Quy định mức giá mua điện cụ thể cho từng loại công nghệ khác nhau đảm bảo sao cho các nhà đầu tư có lợi nhuận.

Để đảm bảo nguồn cung điện năng và theo xu hướng phát triển năng lượng chung của thế giới đó là cắt giảm các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, Chính phủ đã có những cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo, trong đó Điện mặt trời là ngành được ưu tiên hơn cả do Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai quyết định nhằm đưa ra cơ chế phát triển ngành năng lượng mặt trời là Quyết định số:11/2017/QĐ-TTg vào ngày 11 tháng 04 năm 2017 và Quyết định số: 13/2020/TTg vào ngày 06 tháng 04 năm 2020. Theo như Quyết định 11, giá FIT 1 lần đầu tiên được ban hành chính thức về giá điện EVN sẽ mua lại từ các dự án điện mặt trời hòa lưới là 9,35Uscent/kWh ( tương đương 2.086VNĐ/kWh theo tỷ giá VNĐ và USD do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/04/2017) Và hết hiệu lực trước ngày 30/06/2019. S

Sau gần một năm Quyết định 11 hết hiệu lực, đến ngày 06/04/2020, Quyết định 13 được Thủ tướng  phê duyệt với giá mua lại điện năng từ các dự án điện mặt trời được niêm yết như sau:
Dự án điện mặt trời nổi có giá mua là 1.783VNĐ/kWp, tương đương 7,69UScent/kWp.
Dự án điện mặt trời mặt đất có giá mua là 1.644VNĐ/kWp, tương đương 7,09UScent/kWp.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà có giá mua là 1.943VNĐ/kWp, tương đương 8,38UScent/kWp.

Cơ chế giá FIT tại Việt Nam còn nhiều hạn chế

Tại Việt Nam, thông qua chính sách FIT, hiện đã có khoảng gần 6.000 MW điện năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện, đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao và chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Việc phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cũng đã góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và dịch vụ về điện mặt trời; khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; thu hút được lượng vốn xã hội lớn đầu tư vào hạ tầng ngành điện.

Tuy nhiên, cơ chế FIT cũng có một số hạn chế như: Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai; Giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển "nóng" ngoài mong muốn.

Trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT. Tạo điều kiện cho ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết FIT và những điều còn hạn chế tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới