Thứ hai, 07/04/2025 05:23 (GMT+7)
Thứ tư, 18/12/2019 15:38 (GMT+7)

EVN nói gì về nghi vấn nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm không khí Hà Nội?

Theo dõi KTMT trên

Liên quan đến thông tin cho rằng, các nhà máy điện than quanh Hà Nội là một trong những nguồn gia tăng nhanh nhất đóng góp vào ô nhiễm không khí ở thủ đô. Tập đoàn EVN đã lên tiếng.

Ngày 17/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Các nhà máy nhiệt điện của EVN và các nhà máy nhiệt điện khác ở phía Bắc đều nằm ở khu vực phía Đông của thành phố Hà Nội với khoảng cách lớn từ 60-200km.

Do đó, EVN cho rằng việc ảnh hưởng các nhà máy nhiệt điện này tới Thủ đô chỉ trong điều kiện gió bất lợi, cụ thể như gió thổi từ hướng Đông, Đông Nam.

"Nhưng nếu với tốc độ gió mạnh thì gió Đông, Đông Nam cũng mang theo luồng không khí sạch từ biển vào, sẽ làm khả năng khuếch tán tốt và giảm tác động của luồng khí thải nhiệt điện bay từ hướng Đông, Đông Nam về Thủ đô", EVN cho hay.

Tuy nhiên, thông tin từ Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, thì các ngày Hà Nội ô nhiễm thì có điều kiện khí tượng không thuận lợi. Cụ thể: đêm và ngày không có mưa, lặng gió (tốc độ gió thấp từ 0.1-2m/s), hướng gió không cụ thể (gió quẩn), ban ngày trời nắng, nền nhiệt tăng cao về đêm trời dịu mát nhiệt độ giảm mạnh, sáng sớm luôn xuất hiện một lớp sương mù bao phủ toàn thành phố.

"Điều này cho thấy rằng, việc ô nhiễm không khí tại Thủ đô do các nhà máy nhiệt điện phía Đông là điều không chính xác. Trong điều kiện lặng gió, hướng gió quẩn, nhiệt độ cao, sương mù bao phù thành phố, thì gần như không thể xuất hiện sự đóng góp ô nhiễm bụi (ngoại xâm) của các nhà máy nhiệt điện từ phía Đông ở khoảng cách 60-200km", EVN khẳng định.

EVN nói gì về nghi vấn nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm không khí Hà Nội? - Ảnh 1

Trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện, EVN cho hay đã thực hiện công tác đánh giá tác động, phân tích mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh và được thể hiện trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được Cơ quan Quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Nhằm đánh giá mức độ lan truyền bụi phán tán trong môi trường không khí, các báo cáo ĐTM đã sử dụng mô hình tính toán (AERMOD, CALPUFF,...) được Thế giới công nhận, áp dụng để mô phỏng khuếch tán nồng độ bụi trong không khí.

Nhằm đánh giá các tác động tích lũy, cộng hưởng của các nhà máy nhiệt điện tới môi trường xunh quanh, Bộ Công Tthương cũng đã có báo cáo, nghiên cứu tác động môi trưởng tổng hợp của các trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải. Mô hình tính toán CALPULL đã được sử dụng đánh giá mức độ khuếch tán nồng độ bụi trong không khí.

"Các kết quả mô hình đều cho thấy rằng, mức độ ảnh hưởng lớn nhất của nồng độ bụi (khoảng 30 mg/m3 đối với tổng bụi TSP và 10 mg/m3 bụi mịn PM10) thường xuất hiện ở khoảng cách nhà máy từ 2,6-2,8 km và giảm rất nhanh ở các khoảng cách xa hơn so với nhà máy. Tại khoảng cách từ 5km-10km trở lên nồng độ bụi do tác động của nhà máy nhiệt điện gần như không còn ảnh hưởng (tăng thêm 1-5 mg/m3 so với quy chuẩn là 200 mg/m3 )", EVN cho biết.

Bạn đang đọc bài viết EVN nói gì về nghi vấn nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm không khí Hà Nội?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.