Thứ sáu, 15/11/2024 11:19 (GMT+7)
Thứ tư, 04/10/2023 15:06 (GMT+7)

Du lịch bền vững, du lịch sinh thái là gì? Lý do du lịch “xanh” trở thành xu hướng của tương lai

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhiệt độ cao bất thường là những lý do thôi thúc du lịch bền vững, du lịch sinh thái phát triển. Hai loại hình du lịch này được cho là “chìa khóa” phát triển của ngành công nghiệp không khói.

Du lịch bền vững là gì? 

Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. 

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. 

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. 

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. 

- Duy trì chất lượng môi trường. 

Du lịch sinh thái là gì? 

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu” (Boo, 1991).

Du lịch bền vững, du lịch sinh thái là gì? Lý do du lịch “xanh” trở thành xu hướng của tương lai - Ảnh 1
Phát triển du lịch sinh thái giúp bảo vệ môi trường. 

Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động rằng du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ. Quan điển chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương, Do đó, người ta đã ra một khái niệm mới tương tới đầy đủ hơn: 

“ Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. 

Lý do cần phát triển du lịch sinh thái và du lịch bền vững? 

Trước hết du lịch tác động tích cực đến môi trường ở nhiều khía cạnh. Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Các tác động tích cực có thể kể đến như bảo tồn thiên nhiên. Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. 

Tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. 

Đề cao môi trường. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương qua việc trao đổi và học tập với du khách. 

Cải thiện hạ tầng cơ sở. Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. 

Du lịch bền vững, du lịch sinh thái là gì? Lý do du lịch “xanh” trở thành xu hướng của tương lai - Ảnh 2
Rác thải từ du lịch ngày càng khiến môi trưởng biển ô nhiễm hơn. 

Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngâm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. 

Vứt rác thải là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. 

Tuy được gọi là ngành “công nghiệp” không khói nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Bên cạnh đó tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. 

Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách kể cả động vật hoang dại. Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. 

Cuối cùng việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng,...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền. 

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Du lịch bền vững, du lịch sinh thái là gì? Lý do du lịch “xanh” trở thành xu hướng của tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới