Thứ sáu, 03/05/2024 04:53 (GMT+7)
Thứ hai, 11/09/2023 17:00 (GMT+7)

Liên kết phát triển logistics: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Diễn đàn liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ đã được tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Diễn đàn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Theo Nghị quyết số 24 năm 2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định mục tiêu Đông Nam bộ là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao.

Liên kết phát triển logistics: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Ảnh 1
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại Diễn đàn.

Đặc biệt, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ vừa được thành lập nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế điều phối phát triển vùng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng được nêu rõ là “điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao gồm trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”.

Diễn đàn “Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ” bao gồm phiên tham luận về các điểm nghẽn của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động logistics Bà Rịa - Vũng Tàu và Vùng Đông Nam bộ; giải pháp thúc đẩy liên kết vùng, phát triển chuỗi logistics vùng Đông Nam bộ nâng cao sức cạnh tranh; mô hình quốc tế về phát triển liên hợp cảng kết hợp khu thương mại tự do - mô hình lý tưởng cho Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ.

Phiên thảo luận gồm 2 vấn đề quan trọng, tạo đột phá phát triển logistics nói riêng và kinh tế vùng Đông Nam bộ nói chung gồm: hoàn thiện hạ tầng logistics cho phát triển vận tải đa phương thức vùng Đông Nam bộ; Khu Thương mại tự do - đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI ông Phạm Tấn Công đề nghị các đại biểu tham dự Diễn đàn tích cực trao đổi thông tin, thảo luận về định hướng phát triển logistics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Đồng thời, bàn về các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng, phát triển chuỗi logistics vùng Đông Nam Bộ nâng cao sức cạnh tranh cũng như hoàn thiện hạ tầng logistics cho phát triển vận tải đa phương thức…

Ngoài ra, ông Phạm Tấn Công cũng tin tưởng, đại diện lãnh đạo các địa phương trong vùng, các chuyên gia trong và ngoài nước và chính các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp để định hướng quy hoạch, liên kết phát triển nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics cũng như biến tiềm năng ngành này trở thành động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Đông Nam Bộ là khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Bên cạnh lợi thế về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, Đông Nam Bộ còn lợi thế rất lớn về lĩnh vực logistics.

Trước hết là lợi thế về hạ tầng hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics với 2 cụm cảng lớn là cụm cảng TP.HCM và cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và sắp tới là Cần Giờ - cảng trung chuyển trong tương lai. Ở Đông Nam Bộ có sân bay Tân Sơn Nhất có lưu lượng hàng hóa và hành khách lớn nhất cả nước và sắp tới là sân bay Long Thành tạo sức hút cho ngành logistics hàng không của đất nước. Về đường bộ có các quốc lộ huyết mạch, tuyến đường cao tốc đã và sẽ hình thành trong tương lai để nối sang nước bạn Campuchia.

“Trung tâm logistics cũng tập trung nhiều ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu từ hình thức kho bãi đến trung tâm logistics hiện đại hơn. Khu vực Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều doanh nghiệp logistics với số lượng từ 13.000 - 15.000 doanh nghiệp, trong đó, TP.HCM chiếm 3/4 doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp logistics FDI, tạo động lực cho sự phát triển của ngành trong cả nước”, ông Hải nhấn mạnh.

Thanh Thanh

Bạn đang đọc bài viết Liên kết phát triển logistics: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

9,27 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ trở lại
Tại kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều ngày 2/5, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng thêm 40 đồng/lít đối với xăng RON95-III và tăng 08 đồng/lít với xăng E5RON92.