Đối thoại chính sách: Phòng chống tác hại do nước gây ra và các chính sách khác
Nguồn nước của Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ về mất an ninh nước. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước.
Việt Nam có nguồn nước tương đối phong phú với hơn 3000 con sông lớn nhỏ. Tuy nhiên, nguồn nước của Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ về mất an ninh nước như 63% lượng nước được hình thành ở bên ngoài lãnh thổ, xâm nhập mặn, khan hiếm nước. Bên cạnh do sự phát triển kinh tế xã hội dẫn tới ngày càng có nhiều hơn các nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều con sông chết dần được hình thành. Ngoài ra, trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đã xuất hiện nhiều hình thế thời tiết cực đoan, trong đó mưa, lũ thất thường với quy mô và mức độ ngày càng gia tăng đã và đang gây lên thiệt hại nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng ngập lụt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và cả các đô thị ở trên khu vực trung du và miền núi như Hà Giang, Lào Cai,…
Một trong những nguyên nhân chính là việc xuất hiện ngày càng nhiều đô thị mới, chung cư, nhà cao tầng dẫn đến quá trình thấm tự nhiên suy giảm nên dòng chảy mặt sinh ra thường lớn hơn so với lưu vực tự nhiên. Cùng với đó, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Vậy làm thế nào Để tăng cường công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra? Bảo đảm an ninh nguồn nước? Tất cả câu hỏi này sẽ được chúng tôi làm rõ trong chương trình đối thoại chính sách.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
Theo Quochoitv