Đối thoại chính sách: Nhận diện khó khăn trong bảo đảm an ninh nguồn nước tại Việt Nam
Nguồn nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và sinh kế của người dân. Nước cũng là một loại tài nguyên nên bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống.
Nguồn nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và sinh kế của người dân. Nước cũng là một loại tài nguyên nên bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống. Tuy nhiên, việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên nước tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều hạn chế.
Trong đó, Luật Tài nguyên nước 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập như tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày một gia tăng, công tác quản lý chồng chéo và chưa bảo đảm vấn đề an ninh và nhiều phát sinh thực tiễn qua quá trình phát triển. Do đó, việc sửa đổi Luật này cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu, từng bước đáp ứng yêu cầu mới về nguồn nước cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh an toàn.
Theo các chuyên gia, nguồn nước tại Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Đặc biệt là trong công tác quản lý và khai thác các loại nguồn nước chưa đạt được hiệu quả.
Nhiều ý kiến cho rằng, điều này xuất phát từ vấn đề quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện còn lúng túng, chưa đồng bộ và chưa nhận diện được những vấn đề phát sinh mới.
Do đó, việc Sửa đổi Luật Tài nguyên nước theo hướng phù hợp hơn, toàn diện hơn sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân, tạo ra dấu mốc quan trọng trong quản lý tài nguyên nước ở nước ta trong bối cảnh mới.
Cùng bàn luận về chủ đề này là 2 vị khách mời:
PGS.TS. Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn nguồn nước Việt Nam
PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương - Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Mời quý vị theo dõi chương trình!