Thứ sáu, 22/11/2024 13:13 (GMT+7)
Thứ ba, 31/12/2019 16:30 (GMT+7)

Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Đến với làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là nơi duy nhất còn lưu giữ nghề làm ông Công ông Táo với lịch sử lâu đời. Mỗi dịp Tết đến xuân về, ghé lại thăm nơi đây lại càng thấy tất bật, rộn ràng hơn…

Khởi công xây dựng nhà ga T2 sân bay Phú Bài 2.250 tỉ đồng
Festival Huế lần thứ XI năm 2020: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế luôn luôn mới”

Nằm kề bên phố cổ Bao Vinh, đến làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) vào những ngày cận Tết, từ xa tiếng gõ lọc cọc phát ra từ những chiếc khuôn đúc, mùi khen khét của đất sét nung càng rõ rệt hơn. Để làm ra những ông Táo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn…

Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 1
Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân, vị thần trông coi bếp lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong năm qua. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 2
Ông Võ Văn Nam người đã có hơn 40 năm trong nghề làm ông Táo chia sẻ, trước đây trong làng cũng có rất nhiều hộ làm nghề này, nhưng càng ngày càng ít hộ bám trụ với nghề do nghề làm ông Táo đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công sức. Tuy vậy, kinh tế mang lại không cao nên hiện tại trong làng Địa Linh chỉ còn 4 đến 5 nhà còn giữ được nghề này.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 3
Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo, sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cho vào lò nung.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 4
Những bức tượng sau khi được quét sơn sẽ được làm khô bằng quạt trước khi chuyển sang các khâu trang trí khác.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 5
Để làm được một ông Táo thành phẩm, phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Và để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 6
Để đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường ngày Tết, những người thợ phải bắt đầu làm từ tháng 5.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 7
Bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề.
Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm - Ảnh 8
Các ông Táo thành phẩm sẽ được đóng gói vào thùng và được bán ra thị trường với giá 140.000 đồng/thùng.

Đại Nghĩa

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất ở Huế dịp cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới