Thứ sáu, 17/05/2024 07:27 (GMT+7)
Thứ hai, 29/04/2024 14:29 (GMT+7)

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc

Theo dõi KTMT trên

Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là một biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc. Đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá TP.HCM.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 1
Các cựu chiến binh tới thăm lại Dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1. Khởi công xây dựng vào ngày 1/7/1962, khánh thành ngày 31/10/1966, Dinh Độc Lập được làm theo bản thiết kế của ông Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư tốt nghiệp tại Pháp.

Dinh Độc Lập tọa lạc trên diện tích 4.500 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và tầng hầm. Diện tích sử dụng là 20.000 m2 với hơn 100 phòng, mỗi phòng có cách trang trí khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhưng vẫn phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự. Khi hoàn thành, Dinh Độc Lập được coi là một công trình kiến trúc tiêu biểu lúc bấy giờ, có sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

Dinh Độc Lập được đưa vào sử dụng chính thức vào năm 1966. Năm 1976, Dinh Độc Lập đợc công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1990, Dinh Độc Lập chính thức mở cửa phục vụ du khách đến tham quan. Năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 2
Không gian phía trước Dinh Độc Lập.

Theo ông Trần Hữu Phước, Phó Giám đốc Hội trường Thống Nhất (đơn vị quản lý Di tích lịch sử Dinh Độc lập), năm 2023, đã có hơn 1 triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Hội trường Thống Nhất đã tổ chức các không gian trải nghiệm mới như: Trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập", triển khai hệ thống thuyết minh tự động với 10 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn, Pháp, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nhật, Đức, Trung, Nga.

Hội trường Thống Nhất còn phát triển chương trình Khám phá Di sản dành cho trẻ em có độ tuổi từ 7 đến 15, để tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và giải quyết vấn đề…

Ông Trần Hữu Phước cho biết thêm, thời gian tới, Hội trường Thống Nhất có kế hoạch ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Dinh Độc Lập; số hóa không gian trưng bày và hiện vật; ứng dụng công nghệ trong trưng bày và diễn giải thông tin nhằm mang đến cho công chúng những câu chuyện lịch sử và không gian trải nghiệm mới mẻ, đưa Dinh Độc Lập đến gần hơn với giới trẻ.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 3
Du khách xếp hàng mua vé tham quan Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 4
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 5
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 6
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc - Ảnh 7
Một số hình ảnh tại Dinh Độc Lập.
Bạn đang đọc bài viết Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TP. Hồ Chí Minh và của dân tộc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới