Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năng lượng tái tạo lại được huy động tăng tới 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 9,5 tỉ kWh, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Global Solar Atlas (bản đồ năng lượng mặt trời toàn cầu) cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến điện mặt trời như: Công suất quang điện phát ra trong ngày - năm, góc nghiêng tấm quang điện để đạt tối ưu…
Với việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP, các địa phương đã có đủ cơ sở pháp lý để xem xét khi triển khai các dự án phát triển trên mặt tại các khu vực có khoáng sản dự trữ quốc gia.
Điện mặt trời bùng nổ và chiếm đến 25% công suất lắp đặt, nhưng lại chỉ phát ra chưa đầy 10% sản lượng. Việc có nguồn điện khác bù lại khi về đêm cũng là bài toán hóc búa.
Trang tin Tương lai năng lượng "Energiezukunft" của Đức vừa có bài viết bày tỏ ấn tượng về tốc độ thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đồng thời nhận định Việt Nam có thể sớm đóng vai trò đầu tầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á.
Tại Gia Lai, do ồ ạt phát triển điện mặt trời áp mái dẫn đến tình trạng dư nguồn cung, thậm chí gấp đôi so với nhu cầu phụ tải khiến hàng trăm doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này bị cắt sa thải (tức là cắt không mua điện) luân phiên.
Năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực sau Australia, Nhật Bản và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi khi Việt Nam đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời.
Chưa khi nào mà các dự án điện gió, điện mặt trời lại bùng nổ tại Việt Nam như hiện nay, kéo một dòng vốn khổng lổ chảy vào lĩnh vực này, đặc biệt từ phía các ngân hàng. Cảnh báo rủi ro hiện hữu khi hàng loạt dự án điện bị cắt giảm công suất.
Theo dữ liệu của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2020, hơn 260 GW công suất năng lượng mới đã được bổ sung cho toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng 50%.
Ngày 31/3/2021, tại TP.HCM, Công ty Năng lượng Trung Quốc ENERGY BOX đã tổ chức Hội nghị năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 2 tại Việt Nam - 2nd Solar Wind Congress 2021.
Từ một quốc gia nhiều năm liền lẹt đẹt về điện mặt trời, chỉ trong vòng 3 năm, Việt Nam đã trở thành quốc gia tăng trưởng điện mặt trời đứng đầu thế giới. Nhưng chính sự phát triển "ồ ạt" khiến dạng năng lượng này đang vướng phải nhiều khó khăn.
Bên cạnh phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang đổ xô đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... Và để làm mảng này, nhiều doanh nghiệp đang gánh khoản nợ hàng ngàn tỉ đồng.
Vài năm trở lại đây, số lượng đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo bùng phát với tốc độ chóng mặt đã khiến dạng năng lượng này đang vướng phải không ít khó khăn.
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã định hướng Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần tạo ra bước đột phá cho ngành Năng lượng Quốc gia.
Bộ Công Thương cho rằng việc cắt giảm các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện.