Thứ bảy, 23/11/2024 10:01 (GMT+7)
Thứ tư, 18/05/2022 18:05 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5

Theo dõi KTMT trên

"Quay cuồng" với đất ven biển, miền núi: Lấp ló những hệ lụy; TP Hồ Chí Minh "gỡ vướng" 38 dự án bất động sản; Chuyện lạ có thật: Một miếng đất, môi giới ẵm phí tới 8-10 lần… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

"Quay cuồng" với đất ven biển, miền núi: Lấp ló những hệ lụy

Trong cơn "quay cuồng" với đất, không phải người bán nào cũng chạm đến giấc mơ đổi đời, không phải nhà đầu tư nào cũng "lướt sóng" thành công, không phải "cò" đất nào cũng dễ kiếm tiền.

Tình trạng sốt đất ở các tỉnh ven biển, miền núi đã kéo theo việc nhà nhà, người người dắt nhau làm "cò" đất. Thậm chí, nhiều trường hợp bỏ công việc ổn định trong công xưởng, doanh nghiệp lớn hay công sở với thu nhập ổn định để làm "cò", rồi người thì nợ nần, kẻ thất nghiệp.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5 - Ảnh 1
Tình trạng sốt đất ở các tỉnh ven biển, miền núi đã kéo theo việc nhà nhà, người người dắt nhau làm "cò" đất. (Ảnh minh họa)

Trong số những người "ôm hận" vì lao theo cơn sốt đất ở tỉnh Quảng Ngãi, éo le nhất có lẽ là trường hợp anh N.M.T (ngụ TP Quảng Ngãi).

T. kể, trước kia, anh vốn là công nhân, dù thu nhập không cao nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống. "Khi môi giới thành công được vài trường hợp, thấy nhà đầu tư "lướt sóng" thu về bộn tiền, tôi liền nghĩ tại sao mình không làm theo? Bi kịch bắt đầu từ đó" - anh buồn bã.

Theo ông Trần Đình Nhuận, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, tình trạng sốt đất đã gây khó khăn trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường... Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thấy giá đất tăng cao thì bán rồi sử dụng tiền không hiệu quả, mất đất sản xuất, mất việc làm…".

TP. HCM "gỡ vướng" 38 dự án bất động sản

UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, yêu cầu khẩn trương nghiên cứu nội dung kiến nghị tháo gỡ vướng mắc 38 dự án bất động sản bao gồm: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5 - Ảnh 2
TP Hồ Chí Minh "gỡ vướng" 38 dự án bất động sản. (Ảnh minh họa)

Động thái này được đưa ra sau khi Hiệp hội Bất động sản TP. HCM tổng hợp kiến nghị của 29 doanh nghiệp.

Các Sở, ngành được giao nhiệm vụ kịp thời trao đổi, làm việc và hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, khẩn trương báo cáo xin ý kiến UBND thành phố để xem xét, quyết định. Kết quả thực hiện phải báo cáo cho UBND thành phốtrong 15 ngày làm việc.

Các doanh nghiệp đề nghị UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giao Sở Tài nguyên & Môi trường trình thủ tục giao đất để thực hiện dự án.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, hầu hết các vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý hoặc thủ tục đầu tư xây dựng, đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được chính quyền gỡ vướng.

Thực hư nhà đầu tư đất đang rời bỏ các đô thị lớn?

Trong một báo cáo mới đây được trích xuất từ dữ liệu lớn Propertyguru Việt Nam, lượng quan tâm đất nền ở Hà Nội và TP.HCM trong quý 1 năm nay đã giảm lần lượt 9% và 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ở các tỉnh, con số này lại có chiều hướng tăng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5 - Ảnh 3
Đất tại các tỉnh thu hút nhà đầu tư vì quỹ đất còn lớn, giá rẻ hơn tại đô thị lớn. (Ảnh: Dy Khoa).

Cụ thể, mức độ quan tâm đất nền tại Đắk Lắk tăng 58%, Khánh Hòa 48%, Bình Thuận 44%, Hưng Yên 15%, Quảng Nam 14%. Đây là các địa phương đã và đang được đầu tư đồng bộ, phát triển mạnh chuỗi khu công nghiệp, hạ tầng giao thông lẫn tiềm năng phát triển kinh tế du lịch (kinh tế biển, thiên nhiên)...

Riêng tại Hà Nội, những vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển, hạ tầng đầu tư đồng bộ như các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm… được các nhà đầu tư "săn đón". Giá rao bán đất thổ cư trong quý I/2022 vẫn tăng đồng loạt tại các huyện vùng ven Hà Nội như Chương Mỹ (tăng 74%), Quốc Oai (26%), Gia Lâm (21%), Đông Anh (20%), Thạch Thất 11%...

Xu hướng "bỏ phố về quê" đang cổ vũ cho tâm lý thay đổi địa điểm đầu tư. Theo đó, hiện các hội nhóm trên mạng xã hội có nội dung như vậy đang rất phổ biến và có chung thông điệp rời đô thị lớn về các tỉnh để sống an nhàn, hạnh phúc.

Chuyện lạ có thật: Một miếng đất, môi giới ẵm phí tới 8-10 lần

Đây không phải là chuyện quá hiếm gặp trên thị trường BĐS, bởi môi giới thường tận dụng các mối quan hệ với các NĐT c để vào mua, rồi lại tiếp tục ra hàng cho NĐT đó. Cứ như thế, có mảnh đất nếu 5-6 lần ra hàng cũng ngần ấy lần môi giới được phí hoa hồng.

Thị trường BĐS vẫn "hầm hập" ở một vài khu vực, trong khoảng thời gian ngắn, và đây cũng chính là mảnh đất kiếm tiền của môi giới BĐS. Trong số nhiều môi giới kiếm tiền trăm, thậm chí nửa tỉ trong vòng vài tháng có khá nhiều người chỉ bán qua lại 1 đến 2 mảnh đất.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5 - Ảnh 4
Một miếng đất, môi giới ẵm phí tới 8-10 lần. (Ảnh minh họa)

Anh V, một môi giới BĐS lâu năm tại khu vực Đồng Nai từng tâm sự, nếu là NĐT thân thiết, gần như họ giao toàn bộ việc ra hàng cho môi giới, miễn chốt được mức chênh lệch kì vọng đưa ra. Theo đó, để ra hàng cho NĐT, môi giới thường tận dụng các mối quan hệ với các NĐT khác để vào mua, rồi lại tiếp tục ra hàng cho NĐT đó. Cứ như thế, có mảnh đất nếu 5-6 lần ra hàng cũng ngần ấy lần môi giới được phí hoa hồng. 

"Có nhiều bạn sales lâu năm, có mối với nhiều nhà đầu tư và nguồn hàng, chỉ cần một mảnh đất là có thể kiếm phí môi giới từ 8-10 lần. Tiền phí hoa hồng lên đến hàng trăm triệu đồng. Đa số là NĐT mua rồi bán lại, quay nhiều vòng trong khoảng thời gian sốt nóng. Có những môi giới chỉ cần sống bằng một mảnh đất được NĐT sang tay nhiều lần, dĩ nhiên miếng đất đó phải có vị trí đẹp, tiềm năng", anh V cho hay.

Còn theo bà Nguyễn Hương, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Môi giới BĐS Việt Nam, hiện nay những quy định về xử lý, xử phạt trong hoạt động môi giới BĐS chưa đủ mạnh để điều chỉnh những hoạt động chưa đúng nên chế tài cần mạnh hơn. Theo bà Hương đã đến lúc nên có những quy chuẩn về ngành nghề môi giới BĐS cho cá nhân và tổ chức. Quy chuẩn đó, giúp nhận diện rõ điều kiện cần và đủ cho cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề môi giới này. Qua đó, cũng cần có cách quản lý, giám sát và có những chế tài xử lý phù hợp để nghề này hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 18/5. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới