Thứ bảy, 23/11/2024 10:28 (GMT+7)
Thứ hai, 16/05/2022 19:00 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 16/5

Theo dõi KTMT trên

Vĩnh Long phê duyệt Đồ án quy hoạch Khu đô thị sinh thái du lịch Cồn Chim với diện tích hơn 72 ha; “Bắt mạch” thị trường bất động sản, tìm cơ hội cho nhà đầu tư; Siết hay không siết tín dụng bất động sản?… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Vĩnh Long: Phê duyệt Đồ án quy hoạch Khu đô thị sinh thái du lịch Cồn Chim với diện tích hơn 72 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - Lữ Quang Ngời, vừa ký Quyết định số 926/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim.

Theo đó, Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim thuộc phường Trường An, TP. Vĩnh Long, với tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 72,52 ha. Ranh giới: Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên; Phía Nam giáp sông Cái Cam, sông Cái Côn; Phía Đông giáp sông Cổ Chiên; Phía Tây giáp phường Tân Ngãi; Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 72,52 ha.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 16/5 - Ảnh 1
Một góc Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim.

Định hướng phát triển khu vực lập quy hoạch là một khu đô thị mới, sinh thái đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác hiệu quả các thế mạnh điều kiện tự nhiên, đất đai khu vực vùng ven sông Cổ Chiên trong hệ thống du lịch của tỉnh Vĩnh Long, chuỗi du lịch sông Mê Kông, nhằm đem lại lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của cư dân địa phương.

Phát triển khu vực đô thị mới hỗn hợp với các chức năng chính: du lịch, công trình công cộng, thương mại, nhu cầu ở mới, tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho địa phương từ việc khai thác quỹ đất hợp lý. Xác định cơ cấu phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất linh hoạt và định hướng phát triển hợp lý, hình thành một khu đô thị, dịch vụ thương mại hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Xây dựng hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan cho khu phía Tây trung tâm thành phố Vĩnh Long, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, từng bước đồng bộ theo giai đoạn ngắn hạn 5 năm, dài hạn 10-15 năm. Là cơ sở pháp lý để triển khai dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kiểm soát phát triển theo quy hoạch được phê duyệt.

“Bắt mạch” thị trường bất động sản, tìm cơ hội cho nhà đầu tư

Trước thực trạng sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương, ngân hàng có những động thái về việc “siết” tín dụng chảy vào bất động sản nhằm ngăn chặn đầu cơ, lướt sóng. Chuyên gia cho rằng, trước hành động của ngân hàng thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng nguội, nhưng về dài hạn vẫn có cơ hội cho đầu tư.

Trong mấy năm qua, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá đất nền, nhà ở tại nhiều địa phương đều trở nên sốt nóng. Có thể thấy, thời gian qua dòng tiền chảy vào địa ốc ngày càng nhiều, nhưng chủ yếu là đầu tư và đầu cơ còn người mua ở thực không có quá nhiều.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 16/5 - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Theo công bố của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2022, nhiều địa phương đã có giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh trong quý vừa qua.

Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở, đã có 9 dự án được hoàn thành trong quý, với 1.850 ô đất nền. Số lượng dự án bằng khoảng 64% so với quý IV/2021.

181 dự án đang triển khai xây dựng với 47.723 ô đất nền. Số lượng dự án bằng khoảng 103% so với quý trước. Ngoài ra, có 13 dự án với 4.854 ô đất nền đang được cấp phép mới. Số lượng dự án bằng khoảng 45% quý trước.

Đáng chú ý, trong quý có 153.537 giao dịch đất nền thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý IV/2021. Cụ thể, miền Bắc có 20.726 giao dịch, miền Trung có 42.722 giao dịch và miền Nam có 90.089 giao dịch.

Theo nhận định của Bộ Xây dựng, nhìn chung, trong quý I, giá đất nền và nhà ở riêng lẻ có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư, bình quân tăng khoảng 5 - 10% so với quý trước. Đặc biệt, thời điểm cuối tháng 3/2022, tại một số địa phương như vùng ven Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai… lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh. Một số nơi mức giá tăng 15-20% so với cuối năm 2021, tương tự thời điểm cuối quý I đầu quý II năm 2021, tuy nhiên mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn.

Giới đầu tư vẫn lạc quan vào thị trường bất động sản, những phân khúc này vẫn “hái ra tiền”?

Các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư khi triển khai vốn trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, thể hiện qua việc đầu tư vào tài sản bán lẻ, tiếp tục hỗ trợ cho thị trường văn phòng, và đạt mức tăng trưởng cao ở Singapore, Hàn Quốc và Úc.

Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam chỉ ra, đầu tư bất động sản Châu Á Thái Bình Dương tăng 20% ​​trong quý đầu năm. Trong đó, hoạt động mạnh nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc.

Theo dữ liệu của đơn vị này, trong quý I/2022, 40,8 tỷ USD vốn được triển khai thông qua đầu tư bất động sản trực tiếp vào khu vực trong quý này. Khối lượng đầu tư tăng rõ rệt nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Lĩnh vực bán lẻ và văn phòng hoạt động sôi nổi trong khi logistics và công nghiệp có mức tăng trưởng trung bình ở mức 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư khi triển khai vốn trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, thể hiện qua việc đầu tư vào tài sản bán lẻ, tiếp tục hỗ trợ cho thị trường văn phòng, và đạt mức tăng trưởng cao ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Các nhà đầu tư vẫn lạc quan rằng, lĩnh vực bất động sản của khu vực sẽ chịu được tình trạng lãi suất tăng và sự tăng trưởng không chắc chắn.

Stuart Crow, Tổng Giám đốc, Thị trường vốn, Châu Á Thái Bình Dương, JLL cho biết, thị trường vẫn đang chứng kiến ​​sự cạnh tranh gay gắt về tài sản và cố gắng duy trì kế hoạch ​​đầu tư trực tiếp hơn 200 tỷ USD vào Châu Á Thái Bình Dương cho năm 2022.

"Siết" hay không "siết" tín dụng bất động sản?

Theo các chuyên gia, "siết" hay nới lỏng tín dụng là một vấn đề vô cùng hệ trọng cần được nghiên cứu nghiêm túc, nếu không chính thị trường tài sản có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 16/5 - Ảnh 3
Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nên khi có vấn đề gì cả nên kinh tế cũng lao đao.

Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cơ cấu tín dụng bất động sản đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong thời gian vừa qua, gần 70% là phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, còn lại là cho vay kinh doanh bất động sản. Mặc dù dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng, song tài sản bảo đảm bằng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn tới 80% trong tổng tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang quản lý.

Gần đây, có rất nhiều thông tin về vấn đề "siết" tín dụng bất động sản với nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, cho rằng, chúng ta đã nghe thấy rất nhiều thông tin liên quan đến các thị trường tài sản nói chung, đặc biệt là thị trường bất động sản, nhất là sau vụ Tân Hoàng Minh. Đồng thời, cũng có nhiều thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đang siết dần tín dụng bất động sản... Dù chưa biết có siết hay không, nhưng các cơ quan hữu quan của Chính phủ cần có sự phân tích thấu đáo về thị trường bất động sản, để quyết định nên thực hiện chính sách nào.

Chúng ta thấy, thị trường bất động sản sau một thời gian dư cung từ năm 2013-2018 và bắt đầu từ năm 2018 đến nay lại chuyển sang thiếu hụt, nguồn cung thấp so với nhu cầu. Còn năm 2021, nguồn cung suy giảm trầm trọng ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh. Nguyên nhân rất đơn giản, vì đất đai ngày càng khan hiếm, cấp phép các dự án ít đi.

Nếu trước đây, mỗi năm Hà Nội cấp phép khoảng 40-50 dự án, thì bây giờ chỉ khoảng 4-5 dự án. Nếu chúng ta siết cả tín dụng của nguồn cung này nữa, thì càng làm cho nguồn cung tiếp tục suy yếu, kể cả trái phiếu doanh nghiệp hay tín dụng ngân hàng nói chung, trong khi cầu vẫn tiếp tục tăng cao.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 16/5. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới