Chủ nhật, 28/04/2024 11:16 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/06/2022 18:05 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6

Theo dõi KTMT trên

Dự án cao ốc tại nơi quy hoạch bị 'bóp méo' liên tục điều chỉnh, dân lo mất đường đi; Khi nào thị trường mới xuất hiện tình trạng cắt lỗ bất động sản? Ngộp thở với "rừng cao ốc"… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay, 10/6.

Dự án cao ốc tại nơi quy hoạch bị 'bóp méo' liên tục điều chỉnh, dân lo mất đường đi

Dự án cao ốc trên khu “đất vàng” đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) ký hiệu là 3.10-NO được UBND TP. Hà Nội quy hoạch từ năm 2002; tuy nhiên, dự án không thực hiện theo mục tiêu ban đầu mà liên tục xin điều chỉnh làm thay đổi chức năng sử dụng đất, nhồi thêm tầng. Trong khi đó, người dân khu vực lo ngại dự án gây quá tải lên hạ tầng, “nuốt” con đường dân sinh…

Kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng liên quan đến công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng được duyệt tại khu vực 2 bên tuyến đường Lê Văn Lương (Hà Nội) đã chỉ ra nhiều vi phạm, sai sót, tồn tại. Thậm chí, nhiều dự án liên tục điều chỉnh làm thay đổi chức năng sử dụng đất, "nhồi" thêm tầng cao… khiến cư dân khu vực vô cùng bức xúc vì hạ tầng khu vực luôn trọng tình trạng quá tải.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6 - Ảnh 1
Khu đất có chức năng văn phòng tại ô đất 3.10-NO đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) biến thành đất hỗn hợp để xây dựng công trình hỗn hợp văn phòng, nhà ở cao 25 tầng, 3 tầng hầm.

Đơn cử, tại dự án Khu hỗn hợp văn phòng cho thuê - nhà ở tại ô đất 3.10-NO trên đường Lê Văn Lương do liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) và Công ty TNHH MTV Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội (Handiresco) là chủ đầu tư, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt vi phạm trong việc điều chỉnh quy hoạch của UBND Thành phố, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.

Đồng thời, cư dân cũng kiến nghị, ngoài những dự án vi phạm đã hoàn thiện đưa vào sử dụng thì đối với một số dự án còn sót lại bên "tuyến đường đau khổ" Lê Văn Lương bị băm nát quy hoạch chậm triển khai thì cơ quan chức năng cần rà soát, "phanh" lại để dành quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, giáo dục, bố trí vườn hoa, sân chơi…

Khi nào thị trường mới xuất hiện tình trạng cắt lỗ bất động sản?

Do chịu áp lực về tài chính, thị trường bất động sản hạ nhiệt, tình hình thanh khoản trở nên khó khiến không ít nhà đầu tư tìm cách để bán “cắt lỗ”. Nhưng, đối với các nhà đầu tư có tiềm lực đây lại là cơ hội tốt để gom hàng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6 - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Trong mấy năm qua, thị trường bất động khắp nơi liên tục “sốt nóng”, giá đất biến động mạnh theo chiều hướng đi lên. Không ít người đã kiếm bội tiền từ địa ốc, thậm chí chỉ cần bỏ tiền mua đất trong thời gian ngắn cũng lãi vài trăm triệu đồng, ai có vốn lớn có thể lãi tới tiền tỷ.

Mặc dù, cơn sốt bất động sản đã kéo trong thời gian dài nhưng nhiều người vì sợ mất cơ hội vẫn tiếp tục ôm tiền lao vào cơn sốt đu đỉnh. Đến nay, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại ở nhiều địa phương, đặc biệt là phân khúc đất nền. Không ít nhà đầu tư "tay ngang" đang lo lắng "chôn vốn" vào nhà đất, khi đầu tư đúng thời điểm thị trường sôi động.

Theo anh Thanh, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, đầu năm 2021, thấy thị trường bất động sản “nóng” anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Bắc Giang. “Từ năm 2021, thấy bạn bè tôi kéo nhau về Bắc Giang mua đất, nghe nói thời điểm đó thị trường không có hàng để bán, cứ ra lô nào là hết ngay lô đấy. Chỉ trong vài ngày tôi đã chốt mua lô đất rộng 150m2, với giá 22 triệu đồng/m2, tổng 3,3 tỷ đồng, trong đó, khoảng 2 tỷ đồng là tôi đi vay”, anh Thanh nói.

Đến đầu năm 2022, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi “sốt đất”, vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ “ăn theo” bán lô đất đang nắm giữ. Nhưng rao bán suốt 4 tháng chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại người ta chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Mà muốn bán cho người có nhu cầu thực thì đều bị “chê” giá cao.

Ngộp thở với "rừng cao ốc"

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn vừa ký ban hành Kết luận số 39 thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. Hà Nội, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội và hàng loạt chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Đây là tuyến đường rất "nóng" ở TP. Hà Nội hiện nay, bởi mật độ cao ốc dày đặc khiến người dân luôn sống trong tình trạng đường tắc nghẽn trong giờ cao điểm.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6 - Ảnh 3
Các cao ốc san sát gây ra nhiều hệ lụy tại khu vực đường Lê Văn Lương. (Ảnh: Hữu Hưng)

Trước một loạt vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan liên quan khắc phục những vi phạm, tồn tại đã nêu tại kết luận. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng cần chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông thực hiện việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra các vi phạm, tồn tại nêu trong kết luận.

Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào từ nay đến cuối năm?

So với kịch bản cách đây hơn 10 năm, thị trường bất động sản đang ghi nhận tình trạng: giá neo ở đỉnh, nhưng thanh khoản dần co hẹp. Nhiều lo ngại thị trường địa ốc có thể lặp lại chu kỳ trước, bước vào giai đoạn đóng băng.

"Đóng băng" là từ để miêu tả lại diễn biến của thị trường bất động sản hơn năm trước. Đó là khoảng thời gian giá bất động sản lao dốc nhanh chóng, lượng giao dịch èo uột. Đó cũng là khoảng thời gian, bất động sản được nhận định bước vào giai đoạn đấy.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6 - Ảnh 4
Ảnh minh hoạ.

Trước khi bắt đầu đóng băng, thị trường địa ốc xảy ra cơn sốt cục bộ. Có thời điểm, giá đất tăng phi mã, người người, nhà nhà bất chấp đổ xô đi mua. Đến cuối năm 2010, sức nóng của thị trường dần hạ nhiệt. Khởi đầu là Nghị quyết số 11 về yêu cầu Ngân hàng nhà nước giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản của Chính phủ.

Tiếp đến, việc siết chặt tín dụng đã khiến thị trường bất động sản nhanh chóng lao dốc khi rơi vào tình cảnh đói vốn. Hơn 10 năm trước, hàng loạt dự án chậm tiến độ. Nhà đầu tư, thậm chí chủ đầu tư bán tháo, cắt lỗ nhưng sức mua lại giảm mạnh. Đã có doanh nghiệp phải phá sản vì không đủ tiềm lực kinh tế triển khai. Đã có nhà đầu tư chấp nhận bán nhà, xe để gánh nợ lãi. Chênh lệch giữa cung – cầu rõ rệt. Những dự án, khu đô thị hoang trải dài ở vùng ven Hà Nội.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 10/6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới