Chủ nhật, 28/04/2024 02:13 (GMT+7)
Thứ ba, 19/12/2023 11:50 (GMT+7)

Điểm tên các tổ chức được Bộ TN&MT ủy quyền thực hiện tái chế

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông báo số 782/TB-BTNMT về việc công bố danh sách các tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.

2 tổ chức được ủy quyền

Trên cơ sở đơn đề nghị công bố tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, sau khi xem xét hồ sơ có liên quan, Bộ TN&MT công bố danh sách các tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Theo danh sách này, có hai tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì là: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Điểm tên các tổ chức được Bộ TN&MT ủy quyền thực hiện tái chế - Ảnh 1
2 tổ chức được ủy quyền thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.

Các tổ chức có tên trong danh sách công bố nêu trên chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cung cấp; có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan;

Trường hợp không còn đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc có thay đổi thông tin được công bố theo Thông báo này thì phải báo cáo ngay bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Pháp chế) để cập nhật, điều chỉnh theo quy định.

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế thì tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây: Tự thực hiện tái chế; Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế; Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (bên được ủy quyền).

Bên được ủy quyền tổ chức tái chế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật; Không trực tiếp tái chế và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền; Được ít nhất 3 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế.

Doanh nghiệp phải thực hiện mô hình EPR

Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến tháng 1/2024, tức chỉ chưa đầy một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện mô hình trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR).

Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có hai trách nhiệm. Thứ nhất, trách nhiệm tái chế đối với sản phẩm, bao bì áp dụng đối với sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế.

Thứ hai, trách nhiệm xử lý chất thải áp dụng đối với sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý.

Với trách nhiệm thứ nhất, nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thực hiện tái chế từ năm 2024 trở đi và được lựa chọn giữa hai hình thức: Tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Nếu nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn tự mình tổ chức tái chế thì có thể tự thực hiện tái chế, thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế hoặc ủy quyền cho tổ chức trung gian.

Hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, hơn 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Có thể những nỗ lực kể trên của các doanh nghiệp, các startup và các nhà nghiên cứu trẻ chưa thể giải quyết thực trạng này trong một sớm một chiều, nhưng đó là những điểm sáng cho thấy chúng ta đang nỗ lực để kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Điểm tên các tổ chức được Bộ TN&MT ủy quyền thực hiện tái chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lâm Đồng tăng cường thu ngân sách năm 2024
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tin mới