Chủ nhật, 28/04/2024 13:36 (GMT+7)
Thứ hai, 27/11/2023 07:00 (GMT+7)

Đến quý 3/2023, Việt Nam mới có 305 công trình xanh

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết quý 3/2023, số công trình xanh ở nước ta là 305 với với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận gần 7,5 triệu m2. Bên cạnh đó, công trình xanh tại Việt Nam đến nay đã phát triển được khoảng 15 năm.

Thông tin trên được ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) thông tin tại Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình". 

Ông Thịnh còn cho biết việc phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng. Trên thế giới, các công trình xây dựng phát thải khoảng gần 40% tổng lượng khí thải carbon; trong đó lượng carbon vận hành công trình chiếm khoảng 28% và hơn 11% phát thải đến từ carbon hàm chứa từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và quá trình thi công xây dựng công trình các công trình xây dựng trên thế giới phát thải khoảng gần 40% tổng lượng khí thải carbon, trong đó lượng carbon vận hành công trình chiếm khoảng 28% và hơn 11% phát thải đến từ carbon hàm chứa từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và quá trình thi công xây dựng công trình. 

Đến quý 3/2023, Việt Nam mới có 305 công trình xanh - Ảnh 1
Tính đến quý 3/2023, Việt Nam có 305 công trình xanh. 

Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo của chuyên gia Eurocham tại Diễn đàn kinh tế xanh 2023, các công trình xây dựng chiếm 39% năng lượng tiêu thụ, 12% lượng nước tiêu thụ, phát thải khoảng 38% lượng khí thải carbon.

Tại Việt Nam, các công trình xanh đã đem lại nhiều hiệu quả về tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Dẫu vậy ta vẫn gặp phải không ít rào cản. Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chia sẻ ta cần đưa ra nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho công trình xanh phát triển, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh. Ngoài ra về cơ chế, chính sách cần nghiên cứu, lồng ghép và tích hợp vấn đề sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. 

Tập trung nghiên cứu để xây dựng khung pháp lý cho các loại hình công trình, đô thị như công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng “0”, đô thị xanh, đô thị phát thải thấp, đô thị trung hòa carbon…

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Uỷ viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường, để thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh, hướng tới mục tiêu loại bỏ phát thải ròng trong tương lai, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ công trình đạt tiêu chí xanh; hỗ trợ chủ đầu tư công trình xanh.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống nào được cơ quan quản lý Nhà nước chính thức ban hành như một công cụ có tính pháp lý để đánh giá, quản lý “Công trình xanh". Nhận thức về “Công trình xanh" vẫn chưa chính xác. Hầu hết công trình xanh được mọi người hiểu rằng “công trình xanh nghĩa là nhiều cây xanh".

Song ngoài kiến trúc xanh, công trình xanh còn phải đạt hiệu quả cao khi sử dụng năng lượng, nước, vật liệu… nhằm đảm bảo không tác động xấu tới sức khỏe người dân, giảm thiểu chất thải độc hại cho môi trường.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Đến quý 3/2023, Việt Nam mới có 305 công trình xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới