Thứ sáu, 19/04/2024 06:09 (GMT+7)
Thứ ba, 04/10/2022 17:50 (GMT+7)

Đầu tư, tái tạo du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh du lịch quốc tế có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, Liên Hiệp Quốc kêu gọi "tái tạo" du lịch để cùng nhau xây dựng "một tương lai bền vững, thịnh vượng và kiên cường hơn cho tất cả mọi người".

Đầu tư vào du lịch sạch và bền vững

Là động lực của phát triển bền vững, du lịch thúc đẩy giáo dục và giải phóng phụ nữ và thanh niên, đồng thời kích thích phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong các hệ thống bảo trợ xã hội, nền tảng của các xã hội kiên cường và phát triển.

Trong bối cảnh du lịch quốc tế có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, với số lượt khách du lịch tăng lên đạt 57% mức từng được ghi nhận trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng kêu gọi toàn cầu cân nhắc lại về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo du lịch mang tính bền vững và đem lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương.

Theo đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi "tái tạo" du lịch để cùng nhau xây dựng "một tương lai bền vững, thịnh vượng và kiên cường hơn cho tất cả mọi người". Đầu tư vào du lịch sạch và bền vững, giảm thiểu tác động của năng lượng trong lĩnh vực này, áp dụng các lộ trình hướng tới không phát thải và bảo vệ đa dạng sinh học. 

Tổng thư ký nhấn mạnh các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thích ứng với thực tế của họ có tính đến các mục tiêu phát triển bền vững và bắt buộc phải hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. “Tương lai của ngành và sự tồn tại của nhiều điểm du lịch, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển, đang bị đe dọa”.

Đầu tư, tái tạo du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu - Ảnh 1
Liên Hợp Quốc kêu gọi "tái tạo" du lịch để cùng nhau xây dựng "một tương lai bền vững, thịnh vượng và kiên cường hơn cho tất cả mọi người".

Ông cho rằng một bước quan trọng đầu tiên đã được thực hiện trong năm nay tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Đại dương, trong đó cộng đồng quốc tế và ngành du lịch cam kết xây dựng một thỏa thuận ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa vào năm 2024.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch quốc tế đã quay trở lại mức tăng trưởng 60% trước đại dịch trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2022. Ngoài ra, lượng khách du lịch quốc tế tăng gần gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2022 (+ 172%) so với cùng kỳ năm 2021.

UNWTO cũng cho rằng, sự phục hồi ổn định phản ánh nhu cầu đi lại quốc tế bị dồn nén mạnh mẽ cũng như việc nới lỏng hoặc dỡ bỏ các hạn chế đi lại cho đến nay (86 quốc gia không có hạn chế liên quan đến Covid-19 kể từ ngày 19/9/2022).

Các chuyên gia cũng cho rằng, ngành du lịch tiếp tục phục hồi ổn định, nhưng vẫn còn một số thách thức, từ địa chính trị đến kinh tế. Lĩnh vực này mang lại hy vọng và cơ hội cho mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng là thời điểm để suy nghĩ lại về du lịch, du lịch sẽ đi về đâu và tác động của nó đến con người và hành tinh như thế nào.

Trước đó, nhân Ngày Du lịch thế giới (27/9), UNWTO đã công bố Báo cáo Ngày Du lịch Thế giới đầu tiên, đây là báo cáo đầu tiên trong một chuỗi các bản cập nhật và phân tích thường niên về công tác của cơ quan này trong việc hướng dẫn lĩnh vực du lịch hướng đến tương lai.

Trong đó, báo cáo có nội dung cập nhật về các hoạt động của UNWTO trong các lĩnh vực chính bao gồm: bình đẳng giới, tính bền vững và hành động khí hậu, quản trị du lịch, cũng như các khoản đầu tư và hoạt động đổi mới sáng tạo.

Nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường du lịch Việt Nam

Chủ động đón "sóng du lịch” sau khi dịch Covid-19 được khống chế, thời gian qua, du lịch Việt Nam đã có sự khôi phục mạnh mẽ cả về số lượng du khách và tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ. Những tín hiệu tích cực đó đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung, đồng thời góp phần khắc phục những hậu quả do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra…

Trong những năm gần đây, hàng loạt giải thưởng danh giá về du lịch dành cho các điểm đến, di sản, sân golf, khách sạn, công ty lữ hành, hãng hàng không… của Việt Nam đã được các tổ chức uy tín thế giới trao tặng. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch, mà còn tập trung đầu tư bài bản để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Trước hết, đó chính là thế mạnh ở nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc với 54 dân tộc anh em, cùng những phong tục tập quán đa dạng; ở các danh lam thắng cảnh tự nhiên khi Việt Nam có đường bờ biển dài với 125 bãi biển tuyệt đẹp. Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều vịnh và hang động được đánh giá là đẹp nhất thế giới.

Trong bức tranh phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm nói chung, du lịch tiếp tục là “gam màu sáng” với sự phục hồi toàn diện, hiệu quả về cả số lượng du khách và tổng doanh thu từ du lịch - dịch vụ. Tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79,8 triệu lượt, cao hơn 19,8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022; khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,5 triệu lượt, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 377,8 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1% so với năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa.

Riêng tháng 8/2022, các điểm du lịch trên cả nước đã thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 5,3 triệu lượt khách có lưu trú; khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2022 đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng 7/2022 và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Điển hình cho sự phục hồi của hoạt động du lịch có thể kể đến một số địa phương như: TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP.Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Theo đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch quốc tế đang trong quá trình hồi phục và đang kết nối lại. Du lịch nội địa chính là “cứu cánh” cho ngành du lịch Việt Nam cho thấy sức bật mạnh mẽ của hoạt động du lịch nội địa trong bối cảnh nước ta đã mở cửa lại.

Để thu hút du khách quốc tế trong và ngoài nước, theo Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) cần tiếp tục khai thác các thị trường trọng điểm du lịch như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, chú trọng yếu tố chất lượng khách.

Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, sinh thái và du lịch thành phố; bên cạnh đó phát huy các sản phẩm du lịch mới theo xu hướng thị trường như du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch golf…

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư, tái tạo du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Hướng tới du lịch “Net zero”
Du lịch “Net Zero” là xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Quảng Bình sẽ phát trển các sản phẩm du lịch theo xu hướng này.
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin mới