Thứ bảy, 23/11/2024 07:23 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/10/2021 08:30 (GMT+7)

Đan Mạch tiếp tục 'khơi nguồn' điện gió ngoài khơi của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Với hơn 50 năm kinh nghiệm chuyển đổi ngành năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, Đan Mạch rất sẵn lòng chia sẻ với Việt Nam các giải pháp, bí quyết và các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất của mình.

Vừa qua, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký kết hiệp định khởi động Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2021-2025.

Đây là giai đoạn 3 của chương trình hợp tác dài hạn giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng được thiết lập vào năm 2013. Chương trình sẽ do Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện với nguồn vốn tài trợ không hoàn lại là 60,3 triệu DKK (tương đương 10 triệu USD) dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật của Đan Mạch.

Giai đoạn đầu của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP) được triển khai từ năm 2013 đến năm 2017 tập trung vào phát triển carbon thấp trong lĩnh vực công nghiệp và tòa nhà;

Giai đoạn 2 triển khai từ năm 2017 đến năm 2020, bao trùm các lĩnh vực về tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện và thiết lập mô hình kịch bản dài hạn cho ngành năng lượng.

Giai đoạn 3 là giai đoạn mới của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP III) sẽ được triển khai trong 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025. Chương trình bao gồm hoạt động thúc đẩy điện gió ngoài khơi và hoạt động xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam. Chương trình DEPP III cũng sẽ tiếp tục tập trung vào thiết lập mô hình dài hạn cho ngành năng lượng với ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ 2 năm một lần.

Trong Chương trình DEPP III, các đối tác Đan Mạch và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quy hoạch năng lượng, tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện và tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp. 

Cục Năng lượng Đan Mạch sẽ hỗ trợ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Việt Nam (Bộ Công Thương) khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ngoài khơi của Việt Nam thông qua việc xây dựng các chính sách và quy định pháp lý mang tính kiến tạo cho phát triển của điện gió ngoài khơi.

Đan Mạch tiếp tục 'khơi nguồn' điện gió ngoài khơi của Việt Nam - Ảnh 1
Đan Mạch là đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng xanh.

Ngoài ra, chương trình sẽ tăng nguồn vốn hỗ trợ cho Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng tại Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mà Đan Mạch có thế mạnh và nhiều kinh nghiệm.

Chương trình hợp tác này là một phần trong cam kết của Đan Mạch thực hiện Thỏa thuận Paris thông qua việc hỗ trợ một số nền kinh tế mới nổi; Trong đó có Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

Chương trình DEPP III sẽ kế thừa nền tảng vững chắc của quan hệ hợp tác đối tác giữa Chính phủ hai nước đã xây dựng trong các giai đoạn trước và tiếp tục củng cố, phát triển các thành tựu đã đạt được cho đến nay.

Với hơn 3.000 km bờ biển và một số khu vực có lượng gió lớn nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam được coi là thị trường triển vọng nhất cho điện gió ngoài khơi.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Đan Mạch tiếp tục 'khơi nguồn' điện gió ngoài khơi của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới