Thứ năm, 26/12/2024 19:36 (GMT+7)
Thứ ba, 23/02/2021 08:56 (GMT+7)

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây trồng cần ít nước

Theo dõi KTMT trên

Rút kinh nghiệm từ những đợt hạn mặn khốc liệt trong những năm gần đây để ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp Sóc Trăng.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây trồng cần ít nước - Ảnh 1
Nông dân chăm sóc rau, màu ngay sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Theo đó, tỉnh đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích lúa vụ 3, tăng diện tích các cây trồng ít cần nước như rau, màu, ngô, cỏ (cho trâu, bò), các loại đậu, củ, cây ăn trái được xem là bước đi thích hợp, nhất là trong mùa khô và hạn mặn đang đe dọa tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngay từ cuối năm 2020, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã dồn sức chuẩn bị cho vụ Đông Xuân an toàn trước tình hình biến đổi khí hậu, hạn mặn có thể đến sớm. Nhờ vậy, tỉnh Sóc Trăng đã khuyến cáo bà con nông dân xuống giống trước sớm hơn một tháng để khi thu hoạch chính vụ rơi vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, hạn chế được thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn cao điểm trong tháng 3 và tháng 4.

Tính đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được 184.354 ha lúa trong kế hoạch cả năm là 325.800 ha, đạt 56,6% kế hoạch, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2020, thu hoạch được 59.031 ha; trong đó, vụ Đông Xuân 2020-2021, xuống giống được 173.085 ha (trên kế hoạch 170.500 ha), giảm 5,4% so với cùng kỳ do chuyển dịch diện tích nuôi trồng các loại cây, con khác như rau, màu, dưa hấu, nuôi tôm, cá).

Hiện, Sóc Trăng đã thu hoạch được 47.762 ha, năng suất bình quân đạt 6,06 tấn/ha, sản lượng 289.200 tấn. Vụ lúa Mùa 2020-2021, tỉnh cũng đã xuống giống được 11.269 ha (trong kế hoạch 11.400 ha), tập trung tại thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên, hiện đã thu hoạch xong, năng suất bình quân đạt 5,1 tấn/ha, tương đương vụ trước.

Cùng với tập trung chăm sóc, thu hoạch lúa Đông Xuân và lúa Mùa, các địa phương cũng đã xuống giống được 27.555 ha, tăng khoảng 200 ha so với cùng kỳ năm trước; trong đó hành tím diện tích 4.782 ha, thu hoạch 1.680 ha, ước sản lượng 26.000 tấn giá dao động 9.000 – 16.000 đồng/kg, trồng mía được 3.991 ha.

Bên cạnh đó, hỗ trợ cho 3 công ty ký hợp đồng tiêu thụ vú sữa với 3 hợp tác xã tại huyện Kế Sách và đến nay đã tiêu thụ  151.657kg; trong đó, xuất khẩu 116.257kg. Còn lại tiêu thụ trong nước với giá thu mua cao hơn thị trường từ 16.000 – 18.000 đồng/kg.

Cũng theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Sóc Trăng, tỉnh đã thực hiện các giải pháp về phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến về tình hình hạn, xâm nhập mặn để kịp thời hướng dẫn các địa phương chủ động nguồn nước, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và hướng dẫn người dân tích trữ nước ngọt khi có điều kiện, tập trung nguồn vốn để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, thực hiện các giải pháp cấp nước an toàn khu vực nông thôn…

Trung Hiếu

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây trồng cần ít nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam đã thành công trong năm 2024
Trong suốt năm 2024 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu. Dù vậy, Việt Nam kiên cường vượt qua để tăng trưởng nhanh nhất khu vực.