Thứ tư, 09/04/2025 03:25 (GMT+7)
Thứ hai, 10/05/2021 14:20 (GMT+7)

Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu tại Vòng Bắc Cực

Theo dõi KTMT trên

Nhằm ứng phó với tình trạng Trái Đất ấm lên làm suy giảm nhanh chóng khối lượng băng tại Bắc Cực, một Hội nghị giữa Bộ trưởng khoa học các nước Vòng Bắc Cực mở rộng đã được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại thủ đô Tokyo.

Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu tại Vòng Bắc Cực - Ảnh 1
Một tảng băng lớn ở Greenland. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại hội nghị lần thứ ba do Nhật Bản và Iceland đồng chủ trì này, ngoài 8 nước trong Vòng Bắc Cực gồm Iceland, Mỹ, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Nga và Na Uy còn có sự tham dự của đại diện 21 nước quan tâm đến Vòng Bắc Cực, trong đó có Trung Quốc, cùng đại diện 6 nhóm dân tộc bản địa sinh sống tại khu vực này. Điều phối các chương trình hội nghị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Koichi Hagiuda.

Kết thúc hai ngày thảo luận, hội nghị đã ra Tuyên bố chung khẳng định sẽ tăng cường hợp tác hướng tới phát triển bền vững và thúc đẩy kết nối giữa các điểm quan trắc tại Vòng Bắc Cực.

Quyết định trên được đưa ra trên cơ sở đánh giá tình trạng ấm lên tại Vòng Bắc Cực tăng dần trong những năm gần đây với tốc độ gấp 2-3 lần so với tốc độ trung bình của toàn cầu. Riêng trong năm 2020, diện tích băng tại Vòng Bắc Cực đã giảm mạnh với nhiều vùng ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục. 

Có quan điểm cho rằng chính sự biến đổi khí hậu ở khu vực này dẫn đến những đợt tuyết rơi bất thường tại một số nước, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, các dữ liệu đưa ra chưa đủ để chứng minh điều đó do thiếu thông tin từ các điểm quan trắc tại Vòng Bắc Cực. Mặt khác, lợi ích rất lớn từ nguồn tài nguyên dưới lòng đất cũng như Tuyến đường biển phương Bắc (SNR) cũng đang nhận được sự chú ý của nhiều nước. Chính vì vậy, Tuyên bố chung của hội nghị lần này đã xác nhận quyết tâm của các nước trong tăng cường hợp tác và kết nối giữa các điểm quan trắc để nhiều quốc gia có thể sử dụng trong nghiên cứu và dự báo tình hình. Tuyên bố cũng nhấn mạnh cần tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm của các dân tộc bản địa phục vụ cho mục đích này. 

Vòng Bắc Cực bao gồm vùng Bắc Cực và khu vực phía Nam ngay bên dưới, đánh dấu cực Nam của khu vực có ngày vùng cực (ngày có mặt trời suốt 24 giờ) và đêm vùng cực (ngày không có mặt trời suốt 24 giờ). Vòng Bắc Cực đi qua lãnh thổ của 8 quốc gia và chỉ có một số ít nhóm dân tộc bản địa sinh sống tại khu vực này. Tình trạng ấm lên tại Vòng Bắc Cực những năm gần đây đã thúc đẩy các nước liên quan cùng thảo luận các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực, cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế tại vùng đất khắc nghiệt quanh năm chìm trong băng giá này.

Phạm Tuân

Bạn đang đọc bài viết Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu tại Vòng Bắc Cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

VPBank kiến tạo “Phong vị thượng lưu” cho giới tinh hoa
Với giới thượng lưu, sự giàu có không chỉ đo bằng con số mà ở cách tận hưởng cuộc sống. Một kỳ nghỉ theo yêu cầu (bespoke) bên bãi biển riêng tư, một bữa tối do đầu bếp ngôi sao Michelin thiết kế riêng, hay một gói chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ.