Thứ năm, 25/04/2024 20:53 (GMT+7)
Thứ sáu, 12/05/2023 14:32 (GMT+7)

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa

Theo dõi KTMT trên

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực để hưởng ứng phong trào "Cả nước vì Trường Sa".

Vừa qua, ngày 3-9/5/2023, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân và các địa phương do Chuẩn đô đốc Phan Tuấn Hùng, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đã hoàn thành chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-I.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 1
Đoàn dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm liệt sĩ trên đảo Trường Sa.

Tham gia đoàn công tác số 8 thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 có ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Nha Trang cùng thành viên các đoàn: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; các tỉnh Khánh Hòa, Đăk Nông, Sơn La, Ninh Thuận... Về phía Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam có PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội tham gia đoàn công tác đi Trường Sa. 

Được biết, đoàn công tác của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tham gia chuyến công tác huyện đảo Trường Sa lần này gồm 30 đồng chí, cán bộ, đảng viên đại diện cho tổ chức Đảng của các bộ ngành Trung ương do đồng chí Đinh Xuân Tùng, Ủy viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương làm Trưởng đoàn.

Trước khi lên đường công tác, đoàn đã tổ chức dâng hương tại Công viên tâm linh; Chùa Linh Nguyên; Đài tưởng niệm liệt sĩ tù chính trị tại Cam Ranh; thăm cảng Lữ đoàn 189 Hải quân và Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân).

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 2
Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Vượt quãng đường hơn 1.000 hải lý, đoàn đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang công tác và sinh sống trên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Cô Lin, Sinh Tồn, Đá Tây A, Trường Sa và Nhà giàn DK-I/7.

Tại đảo Song Tử Tây, Đoàn công tác số 8 đã tổ chức chào cờ và thắp hương tại cột mốc chủ quyền và tương đài Anh hùng dân tộc: Hưng đạo vương – Trần Quốc Tuấn. Thăm và trao quà của Đoàn cho bộ đội hải quân và dân trên đào.

Tại đảo Sinh Tồn, Đoàn công tác đã tổ chức dâng hương chùa đảo Sinh Tồn, trao quà cho hải quân và dân trên đảo; đi thăm các nhà dân và các lực lượng phối hợp trên đảo (bộ đội Ra đa, đài khí tượng – thủy văn, trạm hải đăng.. đóng trên đảo).

Đoàn công tác số 8 tiếp tục hành trình thăm đảo Đá Tây A. Tại đây, Đoàn cũng có hoạt động trao quà, thắp hương trên cột mốc chủ quyền của đảo, thăm các nhà dân trên đảo và hoạt động canh tác của các chiến sĩ hải quân trên đảo Đảo lớn nhất và đảo cuối cùng Đoàn công tác đến thăm là Thị trấn Trường Sa, nơi có đường bay dài trên 1 km.

Tại Thị trấn Trường Sa, Đoàn công tác số 8 đã tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên biển tại Đài tượng niệm của Thị trấn, dân hương tại Đền thờ Bắc Hồ; tổ chức tặng quà cho chiến sĩ và dân trên đảo; thăm các hộ gia đình, các cháu học sinh; thăm chùa.

Điểm cuối cùng Đoàn công tác số 8 đến thăm là nhà giàn DK-1/7 trên bãi Huyền Trân; tuy nhiên do sóng to, gió lớn không vào được nhà giàn nên Đoàn công tác đã làm Lễ tượng niệm các chiến sỹ hải quân hy sinh trên thềm lục địa phía Nam thuộc Vùng 2 Hải quân.

Đến thăm, gặp gỡ, động viên quân dân trên các đảo, nhà giàn, tàu trực, đoàn đã nghe chỉ huy các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; thăm hỏi, động viên; giao lưu văn nghệ; trao nhiều phần quà ý nghĩa tặng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 3
Đoàn đưa quà tặng lên đảo Đá Nam.

Đoàn cũng dự lễ chào cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây; dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm liệt sĩ trên đảo Trường Sa; Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên đảo Song Tử Tây; thắp hương các chùa trên đảo; tổ chức Lễ tưởng niệm và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao và trong khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Các buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đầy xúc động, thành kính.

Do ảnh hưởng của thời tiết gây sóng to, gió lớn, đoàn công tác đã không thể đặt chân lên nhà giàn DK-I/7. Chuẩn đô đốc Phan Tuấn Hùng cùng các đại biểu và Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa) đã gửi lời thăm hỏi, động viên, hát tặng cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên nhà giàn qua bộ đàm. Các phần quà cũng được ca nô trung chuyển qua tàu khác, chờ thời tiết thuận lợi để vận chuyển lên nhà giàn.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 4
Chuẩn đô đốc Phan Tuấn Hùng trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” tặng các cá nhân.

Sau 7 ngày hành trình trên biển đến với 6 đảo và nhà giàn DK-I/7, các cơ quan chức năng của Quân chủng, Vùng 4 và Tàu Trường Sa 571 đã tích cực, chủ động làm tốt mọi công tác chuẩn bị, tổ chức chuyến đi và phục vụ đoàn chu đáo.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 5

Các đồng chí trong Đoàn Đảng ủy khối các cơ quan trung ương chụp ảnh lưu niệm.

Tại buổi giao lưu tổng kết chuyến đi của đoàn, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã đọc bài thơ mình sáng tác để bày tỏ sự xúc động, lòng biết ơn với những người đã và đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 6
Chụp ảnh trước khi lên tầu ra thăm quần đảo Trường Sa.

Thời gian qua, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phát động phong trào "Cả nước vì Trường Sa". Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các hội, hiệp hội thành viên của VUSTA.

Thông qua các tổ chức, đơn vị thành viên của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã quyên góp được số tiền 60,5 triệu đồng.

VIASEE hi vọng rằng, sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần nhận được từ phong trào "Cả nước vì Trường Sa" sẽ hỗ trợ được phần nào cho nhân dân và chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa.

Tối ngày 8/5, trước khi lên đường trở lại Quân cảng Cam Ranh, Đoàn công tác số 8 đã tổ chức tổng kết, đánh giá cao sự tham gia tích cực, nhiệt tình và hữu ích của các đoàn, các thành viên tham gia của từng đoàn và tặng Kỷ niệm chương ‘Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho các trưởng đoàn và ‘Chiến sỹ Trường Sa’ cho tất cả thành viên tham gia Đoàn công tác số 8.

Sau 7 ngày hành trình trên biển đến với 6 đảo và nhà giàn DK-I/7, các cơ quan chức năng của Quân chủng, Vùng 4 và Tàu Trường Sa 571 đã tích cực, chủ động làm tốt mọi công tác chuẩn bị, tổ chức chuyến đi và phục vụ đoàn chu đáo.

Qua chuyến đi của Đoàn công tác số 8 tới 6 đảo (4 đảo nổi: Sông Tử Tây, Sinh Tồn, Đá Tây A và Trường Sa lớn; 2 đảo chìm: Đá Nam, Cô Lin) và nhà giàn DK-1/7 Trần Huyền Trân có thể thấy một số điều:

1) Đảng, Nhà nước và toàn dân Việt Nam đã và đang rất quan tâm tới Trường Sa; ưu tiên hết mức về vật chất và tinh thần cho các chiến sĩ đang ngày đêm giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; cảnh giác từng ngày, từng giờ với các hành động lấn chiếm và gây hấn của các thế lực thù địch. Các hình ảnh vô cùng cảm động lúc chia tay giữa con tầu 571 với các chiến sĩ trên các đảo luôn làm cho các thành viên trong đoàn cảm nhận thức sâu sắc sự thân thiết và quyến luyến giữa đất liền và biển đảo.

2) Các đảo Trường Sa về cơ bản đã được đầu tư nhà cửa khá khang trang; có điện từ nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời); chủ động được nước sinh hoạt từ nước mưa, một vài đảo có nước tưới từ các giếng đào trên đảo. Thông tin liên lạc của các đảo với đất liền khá thông suốt. Các đảo nổi đều có nhà chùa xây dựng rất đẹp, trồng được nhiều cây xanh, một số đảo lớn còn tự túc được rau xanh và chăn nuôi.

3) Tuy nhiên, trên các đảo vẫn còn một số khó khăn tạm thời, vẫn cần sự hỗ trợ của đất liền trong việc xây dựng cơ sở vật chất; rất cần sự quan tâm về tình cảm của nhân dân cả nước để vượt qua các thử thách của thiên nhiên (sóng, gió, bão, tố, ..) trong việc giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ mà cha, ông ta đã từng để lại.

Trong chuyến đi này, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam có 1 thành viên là PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội tham gia. Cùng với các món quà mua bằng số tiền đóng góp của Hội; Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam còn mang đến tặng các chiến sĩ thị trấn Trường Sa 6 đầu sách khoa học viết về môi trường, địa chất và tài nguyên Biển Đông của các giáo sư (Trần Nghi, Tạ Hòa Phương, Lưu Đức Hải, Nguyễn Mạnh Khải) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bên cạnh việc tham gia tích cực vào các hoạt động của Đoàn công tác số 8, tại các buổi giao lưu văn nghệ của Đoàn; đồng chí Lưu Đức Hải còn tham gia đọc thơ về Trường Sa do mình tự sáng tác để bày tỏ sự xúc động, sự biết ơn sâu sắc tới những chiến sĩ đã và đang hy sinh mình để ngày đêm canh giữ, bảo vệ đảo và vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.  

Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng trong chuyến công tác của PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 7
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 8
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 9
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 10
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 11
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 12
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 13
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa - Ảnh 14

Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài thơ của PGS.TS Lưu Đức Hải trong đợt công tác Trường Sa.

TRƯỜNG SA

Đâu phải chỉ một góc trời xa
Hay Bãi Cát Dài hoang vu lạ lẫm
Với mỗi chúng ta, Trường Sa trong tim khảm
Là quần đảo mịt mờ, xa khuất phía trùng dương!

Dù lớn lên từ muôn nẻo quê hương
Trên dải đất thân thương hình chữ S
Ta vẫn được chở che bởi trùng trùng, điệp điệp
Những đợt sóng trào từ phía ấy - Trường Sa

Những Sinh tồn, Nam Yết, Sơn Ca
Không biết tự bao giờ đã thành thân thiết
Thành điểm chốt kiên cường, thành lũy thép
Đêm ngày trụ vững chốn biên cương …

Bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương
Trước họng súng cuồng điên quân xâm lược
Trong trận Gạc Ma, quây quanh cờ Tổ quốc
Sáu tư chàng trai đã ngã xuống kiên cường

Tôi đã đến đây rồi, ơi mảnh đất hằng mong
Nhìn dáng phong ba quật cường qua bão tố
Vốc cát nắm san hô, ngắm bàng vuông trổ
Tổ quốc nơi này, ngỡ nâng được trên tay

Những đảo nhỏ nổi chìm, đất nước mình đây
Hào khí cha ông ngày xưa còn sâu lắng
Trời cứ thăm thẳm xanh, cát cứ ngời ngợi trắng
Tôi biết mai xa, sẽ nhớ khôn cùng ..

Trường Sa ơi, dẫu xa cách ngàn trùng
Nhưng trong tôi đã trở thành hơi thở
Bãi Cát Dài suốt đời nhắc nhở:
Trái tim tôi mãi đập ở chốn này!

Lưu Đức Hải - 4/5/2023

PV

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam hoàn thành chuyến công tác đến quần đảo Trường Sa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.
Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.