Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 - 2025 thành phố tiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo phương thức thi tuyển.
Tuyển sinh lớp 10 theo phương thức thi tuyển
Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành văn bản gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thi, tuyển sinh và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2023-2024.
Năm học 2024 -2025, Sở yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo phương thức thi tuyển. Đây là căn cứ để học sinh, nhà trường chủ động lập kế hoạch học tập, giảng dạy.
Sở Sở GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với các cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh phương án tuyển sinh phù hợp nhằm thu hút học sinh; kết quả thi bảo đảm phản ánh sự trung thực khách quan, đúng trình độ, thực lực của học sinh; nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.
Cùng với các đơn vị liên quan, chuẩn bị tốt các phương án tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 theo định hướng đánh giá năng lực, đảm bảo phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nghiên cứu, xây dựng các công cụ hỗ trợ trong công tác tổ chức kỳ thi. Qua đó hỗ trợ công tác quản lý minh bạch, khoa học, thống nhất trên toàn thành phố.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 - 2025, dự kiến có 134.942 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, tăng 5.732 học sinh so với năm học 2023 - 2024. Về quy mô trường THPT công lập, so với năm học 2023 - 2024 (không tính trường công lập tự chủ), năm học 2024 - 2025, dự kiến Hà Nội có 121 trường, tăng 2 trường.
Dự kiến tháng 4,5 năm 2024 sẽ tiếp nhận đăng ký dự thi vào lớp 10 năm học 2023-2024. Đầu tháng 6/2024, tổ chức Kỳ thi tuyển sinh và lớp 10 năm học 2024-2025. Tháng 7/2024, công khai điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023-2024.
Tranh cãi về môn thi thứ 4
Hằng năm, việc giữ hay bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội lại nhận được sự chú lớn. Cụ thể ngoài 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ thì môn thi thứ 4 sẽ được chọn ngẫu nhiên, công bố gần gần ngày thi.
Nhiều phụ huynh có ý kiến nên bỏ việc công bố môn thi thứ 4 vì điều này sẽ gây ra áp lực cho học sinh. Không những thế thời gian chờ đợi học sinh phải học rất nhiều môn với lượng kiến thức lớn. Đối với một số học sinh chọn các trường tốp đầu làm mục tiêu, nếu không ôn tập kỹ lượng và có sự chuẩn bị từ trước thì rất khó đó. Môn thi thứ 4 thường được công bố sau cùng nên đa số các em khi đó mới dồn lực học tập.
Liên quan đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội, nhiều phụ huynh có ý kiến nên bỏ bài thi thứ 4 bởi vì việc phút chót công bố môn thi này gây áp lực rất lớn cho học sinh. Trong thời gian chờ đợi, học sinh đã phải học thêm, luyện thi kiến thức nhiều môn.
Thêm nữa kỳ thi vào 10 luôn nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh học sinh vì tỷ lệ cạnh tranh cao. Ở Hà Nội, mỗi năm chỉ có khoảng 60% vào được trường công. Năm 2024-2025, tổng học sinh dự kiến tham gia kỳ thi vào gần 135 nghìn, tăng hơn 5 nghìn học sinh so với năm học 2023-2024. Như vậy, dự kiến tỷ lệ tranh suất vào trường công sẽ con gay cấn hơn bao giờ hết.
Một số ý kiến cho rằng, học sinh thường có tâm lý “thi gì học nấy” nên nếu bỏ đi môn thi thứ 4 sẽ khiến các em chỉ chú tâm đến môn chính mà xao lãng các môn học phụ. Ngoài ra khi thêm môn thi thứ 4, kỳ thi vào 10 sẽ có tính sàng lọc cao hơn.
Giải thích về lý do tổ chức môn thi thứ 4, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định việc này nhằm chống tình trạng học lệch học tủ. Trước những lo lắng của phụ huynh học sinh, Sở đã cân nhắc đồng thời việc vừa đảm bảo kiến thức nền tảng để học sinh bước vào cấp học THPT vừa không gây áp lực cho học sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.
Phạm Thu