Thứ năm, 25/04/2024 13:01 (GMT+7)
Thứ hai, 21/06/2021 16:00 (GMT+7)

Chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Tuần vừa qua, chương trình Năng lượng và cuộc sống 2021 phát sóng số thứ 11 với chủ đề “Chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam” cùng sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Sau khi thực hiện nghiêm các quy định và các chính sách của cơ quan nhà nước, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn bộ, vừa duy trì phát triển kinh tế xã hội mà vẫn đảm bảo các vấn đề về quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, những hạn chế trong công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, năng lượng, chất lượng, nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại, sự phát triển năng lượng không đồng bộ cũng như vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Vì vậy, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã quyết định ban hành nghị quyết số 55/NQTW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết những hạn chế này.

Chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam - Ảnh 1

Trao đổi với PGS.TS Phạm Hoàng Lương tại chương trình, ông cho biết trước sự biến đổi khí hậu hiện nay các quốc gia trên thế giới đã giảm dần tỉ trọng sử dụng than trong sản xuất điện, chuyển đổi các loại nhiên liệu hóa thạch từ các nhiên liệu tạo ra nhiều khí CO2, và tăng tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo. PGS.TS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh, việc ban hành nghị quyết 55/NQTW của Bộ Chính trị là đặc biệt quan trọng việc thực hiện triển khai phát triển ngành năng lượng cũng như trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam - Ảnh 2

Hầu hết các công trình hiện tại sử dụng rất nhiều năng lượng để chiếu sáng, làm mát không khí, đun nước nóng hay cho việc tiêu thụ điện cá nhân khiến cho hệ thống năng lượng mặt trời cũng không đáp ứng mức sử dụng lớn đến vậy. Tuy nhiên vẫn có những công trình nỗ lực đạt được sự cân bằng hay thậm chí chuyển được quy mô và xu hướng tiêu thụ năng lượng đó chính là công trình “Cân bằng năng lượng”. Những công trình này tiết kiệm năng lượng từ 50 – 70% so với công trình thông thường. Với các công trình có hiệu năng cao như vậy, mức tiêu thụ năng lượng có thể bù lại hoàn toàn từ nguồn năng lượng tái tạo sản sinh từ chính công trình hoặc xunh quanh nó.

Trong điều kiện thời tiết không thích hợp để tạo ra năng lượng, công trình sẽ sử dụng năng lượng từ điện lưới để đảm bảo nhu cầu hoạt động, khi thời tiết thuận lợi hơn, hệ thống năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho công trình, và chuyển năng lượng dư thừa về lưới điện chung để đẩm bảo sự cân bằng và trong 1 năm, dạng công trình này sẽ tạo ra đúng mức năng lượng mà nó tiêu thụ.

Thu Ngô

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.