Thứ bảy, 23/11/2024 07:11 (GMT+7)
Thứ hai, 07/06/2021 09:27 (GMT+7)

Chỉ số tia cực tím tại Bắc Bộ và Trung Bộ đang nguy hiểm thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Các chuyên gia cảnh báo, việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Người tiếp xúc với bức xạ cực tím còn gây ra ức chế hệ thống miễn dịch.

Trung tâm KTTV Quốc gia nhận định, từ ngày 7-9/6, các tỉnh thành Bắc Bộ và Trung Bộ có chỉ số UV cực đại trong ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao. Riêng Hà Nội có chỉ số UV cực đại ở mức nguy cơ gây hại trung bình trong 2 ngày đầu.

Trong khi đó, các tỉnh thành Nam Bộ, chỉ số UV cực đại ở mức nguy cơ gây hại cao trong ngày đầu, ngày giữa giảm xuống nguy cơ gây hại trung bình và tăng lên ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao trong ngày cuối.

Chỉ số tia cực tím tại Bắc Bộ và Trung Bộ đang nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1

Dự báo, từ ngày 7-9/6, chỉ số tia cực tím tại TP.Hà Nội lần lượt là 5; 5; 8; TP.Hải Phòng là 9; 9; 10; TP.Hạ Long (Quảng Ninh) là 8; 8; 9; thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là 7; 5; 7; TP.Đà Nẵng là 7; 6; 8; TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) là 7; 7; 8; TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) là 9; 7; 7; TP.HCM là 8; 5; 9; TP.Cần Thơ là 6; 4; 9; TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) là 6; 3; 9.   

Đặc biệt, TP.Hải Phòng có ngưỡng chỉ số tia cực tím cao nhất là 10, nguy cơ gây hại rất cao. Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tia cực tím gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã...

Tiếp xúc với bức xạ cực tím còn có thể bị ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng, việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của con người.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh tác hại tia cực tím, người dân cần mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Người dân nên đeo kính râm bảo vệ mắt, lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng. Cùng với đó, mọi người nên bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.

Cũng theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài đến giữa tháng 6/2021. Trong ngày hôm nay (7/6), khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 50-70%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-16 giờ.

Đặc biệt, ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư, do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Thùy Linh

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số tia cực tím tại Bắc Bộ và Trung Bộ đang nguy hiểm thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới