Thứ tư, 26/03/2025 04:24 (GMT+7)
Thứ hai, 04/10/2021 08:29 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 5 năm

Theo dõi KTMT trên

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong giai đoạn 2016-2021. Tính riêng tháng 9, CPI giảm 0,62% so với tháng trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá các mặt hàng thực phẩm 9 tháng giảm 0,29% và giá thịt gà giảm 0,98% so với cùng kỳ năm trước là hai trong số các nguyên nhân làm giảm CPI 9 tháng.

Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại khiến giá vé máy bay 9 tháng giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%.

Cụ thể, trong tháng 9/2021, CPI giảm 0,62% so với tháng 8 trước đó. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 5 năm - Ảnh 1
Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng thấp nhất trong 5 năm qua. (Ảnh minh họa)

CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung quý III/2021, CPI tăng 0,93% so với quý trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Nhìn lại chặng đường 5 năm 2016-2021, so sánh CPI bình quân 9 tháng trong các năm cụ thể như sau: Tăng 2,07% năm 2016; 3,79% năm 2017; 3,57% năm 2018; 2,5% năm 2019; 3,85% năm 2020 và mức thấp nhất - tăng 1,82% năm 2021.

Ngoài ra, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; Học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; Giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; Thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2021 giữ ổn định so với tháng trước; Giảm 1,64% so với tháng 12/2020 và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2021 giảm 0,48% so với tháng trước; Giảm 1,14% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 5 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

EVN đề xuất khung giá phát điện năm 2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất khung giá phát điện mới cho năm 2025, bao gồm các loại hình như thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, năng lượng tái tạo và điện nhập khẩu.
Giá dừa tăng phi mã
Trên thị trường, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Nguyên nhân chính từ nhu cầu của Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng do hạn hán.

Tin mới

EVN đề xuất khung giá phát điện năm 2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất khung giá phát điện mới cho năm 2025, bao gồm các loại hình như thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, năng lượng tái tạo và điện nhập khẩu.