Thứ sáu, 11/04/2025 22:01 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/04/2021 14:28 (GMT+7)

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức trung bình

Theo dõi KTMT trên

Tại Thủ đô Hà Nội, theo Website moitruongthudo.vn, vào lúc 9h30 phút, ngày 1/4, các điểm quan trắc báo chỉ số chất lượng không khí Hà Nội chủ yếu ở mức trung bình, chất lượng không khí chấp nhận được.

Một số điểm quan trắc, chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt như: Trường Mầm non Vân Hà (huyện Đông Anh); UBND thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất); Khu đô thị Pháp Vân (huyện Thanh Trì); phường Tứ Liên (quận Tây Hồ); UBND thị trấn Vân Đình và xã Đội Bình (huyện Ứng Hòa).

Ở những khu vực chỉ số chất lượng không khí tốt, người dân nên tranh thủ mở cửa giúp không khí lưu thông tốt, giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.

Khi chất lượng không khí xấu hơn, người dân cần thường xuyên quét nhà, hút bụi, chạy máy lọc không khí để loại bỏ các tạp chất cùng nhiều yếu tố độc hại ẩn nấp trong không khí.

Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức trung bình - Ảnh 1

Một số điểm quan trắc báo chỉ số chất lượng không khí ở mức kém như: xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn); UBND phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm); Trường Mầm Non Kim Liên (quận Đống Đa); Cung Thiếu nhi Hà Nội và Trung tâm thông tin, văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm).

Các chuyên gia môi trường khuyến cáo, những người nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Khi tham gia giao thông, mọi người cần tuân thủ triệt để luật giao thông để hạn chế ùn tắc. Cơ quan chức năng cần tăng cường điều tiết giao thông tại các khu vực có mật độ giao thông cao.

Ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) ghi nhận, tại các trạm quan trắc đã được thiết lập ở 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế), ghi nhận có nhiều điểm quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình và một số điểm quan trắc ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt.

Theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) cho thấy, nhiều điểm quan trắc ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình và kém. Một số điểm quan trắc, chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu, có hại cho sức khỏe con người như: Thư viện huyện Đồng Văn và đường Trần Hưng Đạo (thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang); đường Lý Công Uẩn (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai); Trường Mầm non Nam Thanh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên)…

Đối với các khu vực có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu người dân cần chú ý, nếu nhà ở gần đường giao thông, nên đóng cửa sổ vào buổi sáng. Người dân cần sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường và vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý.

Tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là tác nhân gây ra nhiều ảnh hưởng nhất, tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khỏe con người.

Bởi nó có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 2,5 micromet, tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Chính vì thế, nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.

Do đó nếu nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cao thì có nguy cơ phơi nhiễm hằng ngày, theo đó sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.

Nguyễn Hồng Điệp

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức trung bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới