Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, sức khỏe khi trời trở lạnh
Không khí lạnh về, trời lạnh khiến sức khỏe suy giảm, nhất là ở trẻ em. Do đó việc bổ sung cấp đủ các dưỡng chất có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng và khả năng chống chọi với bệnh tật. Vậy mùa lạnh nên ăn gì là tốt nhất? Đáp án ngay dưới đây.
Thực phẩm nên ăn khi trời lạnh
Súp nóng
Súp nóng là một món ăn tuyệt vời để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh. Súp có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt, cá, rau củ và gia vị. Một bát canh súp nóng cho thêm chút cà chua còn bổ sung vitamin C và lycopene, giúp tăng cường sức đề kháng từ bên trong. Ngoài ra còn tránh các bệnh như cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi.
Rau xanh
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể ăn rau xanh như cải bắp, bông cải xanh, rau muống và quả tươi như cam, táo, kiwi để bổ sung chất dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể.
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen có đặc tính chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh phổ biến vào mùa đông như cảm lạnh, ho, hô hấp. Trong bữa cơm hằng ngày bạn chỉ cần cho thêm một chút tiêu là đã giúp cơ thể chống chọi với cái lạnh bên ngoài, ngăn ngừa bệnh.
Socola đen
Khi không khí lạnh tràn về, mỗi sáng được uống một cốc socola nóng hổi thì còn gì bằng. Socola đen vừa mang lại tinh thần sảng khoái lại vừa giữ ấm cơ thể hiệu quả. Nếu không có điều kiện để pha socola để uống bạn có thể ăn một miếng nhỏ socola đen nguyên chất. Lúc này hệ miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể được bảo vệ hiệu quả trước trời lạnh mùa đông.
Các loại thịt đỏ
Trong trời lạnh, việc ăn các loại thịt đỏ có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, và thịt cừu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kẽm và vitamin B12. Đây là những chất cần thiết để duy trì sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Để cân bằng dinh dưỡng, bạn nên kết hợp thịt đỏ với rau xanh và các nguồn chất xơ như rau củ quả. Điều này giúp cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin A và các chất dinh dưỡng khác, công dụng chống oxy hóa và chống viêm, do đó được coi là một món ăn tốt trong những ngày lạnh. Việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Gừng
Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể cảm thấy ấm áp trong thời tiết lạnh. Ngoài ra, gừng còn có khả năng giảm viêm, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch. Việc ăn gừng cũng có thể giảm triệu chứng cảm lạnh như ho, đau họng và nghẹt mũi. Chính vì thế đây là một trong những thực phẩm nên ăn khi trời lạnh.
Bí đao
Bí đao chứa nhiều vitamin A và các chất dinh dưỡng khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của thời tiết lạnh. Bạn có thể chế biến bí đao thành các món ăn như súp, nấu canh, hay hấp. Điều này giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng của bí đao và tăng cường hàm lượng nước trong cơ thể
Rau cải
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cải xanh có chứa nhiều canxi, chất xơ, nhóm các vitamin và khoáng chất cần thiết. Sử dụng rau cải thường xuyên giúp hệ miễn dịch được tăng cường, tốt cho phổi.
Trong rau cải chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất cần thiết. Do đó rau cải được coi như “cánh tay đắc lực” tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho phổi. Bên cạnh đó rau cải cũng có thể giúp giảm cảm giác lạnh khi nhiệt độ xuống thấp. Lưu ý khi ăn rau cải vào mùa lạnh, bạn nên chú ý vệ sinh rau cải và chọn những loại rau tươi ngon để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không nên ăn gì khi trời lạnh
Khi trời lạnh, cơ thể chủ động chuyển hóa chất dinh dưỡng dự trữ để gia tăng tốc độ trao đổi chất. Từ đó cơ thể dễ có cảm giác thèm ăn, và phải tiêu tốn nhiều năng lượng bên trong để giữ ấm thân thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào mùa đông ta không nên ăn quá nhiều các thực phẩm như rượu bia. Bởi khi cơ thể ít vận động, hệ tiêu hóa bị quá tải sẽ gây ra các tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày cũng như hội chứng ruột kích thích.
Thêm nữa mùa đông mỗi người nên tự chọn lọc sản phẩm phù hợp với cơ thể của mình, tránh thực phẩm có tính hàn như tôm, lươn, dưa chuột vì dễ gây ra đầy hơi, khó tiêu.
Cùng với đó ta nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cả nước ấm và súp canh để ngăn ngừa đầy hơi cũng như đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nước ấm là phương thức hữu hiệu giúp quá trình tiêu hóa diễn ra “trơn tru” vào mùa đông.
Nhật Hạ