Thứ hai, 07/04/2025 03:00 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/07/2021 09:09 (GMT+7)

Cháy rừng khiến chất lượng không khí ở New York ô nhiễm nghiêm trọng

Theo dõi KTMT trên

Bang New York (Mỹ) vừa đưa ra khuyến cáo về chất lượng không khí do làn khói xám từ các vụ cháy rừng đang hoành hành ở miền Tây nước Mỹ và Canada.

Các cơ quan bảo vệ môi trường của New York đã ban bố cảnh báo về chất lượng không khí do chất dạng hạt mịn dự kiến sẽ tăng 35 microgram/mét khối không khí. Theo ghi nhận trong ngày 20/7, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của chất dạng hạt mịn ở mức 170 tại New York. Con số này được đánh giá là có hại ngay cả đối với những người trưởng thành, khỏe mạnh và cao hơn đến 9 lần so với khuyến nghị về phơi nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cùng ngày, bang Philadelphia cũng ghi nhận chỉ số AQI là 172, các thành phố Đông Bắc khác như Boston, Hartford và Connecticut có chỉ số cao hơn 150.

Cháy rừng khiến chất lượng không khí ở New York ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh 1
Cháy rừng khiến chất lượng không khí ở New York ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh: Reuters)

Dẫn báo cáo trích lời của một chuyên gia, Hãng tin AFP của Pháp cho biết, không quá bất ngờ khi khói từ các đám cháy ở phía Tây nước Mỹ lan đến khu vực New York. Tuy nhiên, các đám khói thường đủ độ cao để không làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí, trong khi khói lần này thấp hơn bình thường nên việc ban bố cảnh báo ô nhiễm là việc cấp bách.

Trung tâm Cứu hỏa Liên ngành Quốc gia (NIFC) ở Mỹ cho biết, hơn 80 vụ cháy rừng đang hoạt động đã thiêu rụi khoảng 526.090 ha đất thảm thực vật khô hạn trong những tuần gần đây tại 13 bang miền Tây nước Mỹ. Tại Canada, hàng trăm đám cháy khác cũng đang hoành hành ở miền Tây và miền Trung nước này. Trong đó, chỉ tính riêng ở British Columbia, trong ngày 20/7, có 86 vụ cháy nghiêm trọng, “ngoài tầm kiểm soát” khiến các quan chức tỉnh này phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nạn hạn hán thêm trầm trọng, tạo điều kiện cho các đám cháy bùng phát.

Trước tình hình trên, Canada đang chuẩn bị điều động thêm 350 binh sĩ tới tỉnh British Columbia và 120 binh sĩ tới tỉnh miền Trung Manitoba. Tại Ontario, khoảng 75 quân nhân đang tham gia hỗ trợ lực lượng cứu hỏa.

Ở phía Nam của tỉnh này, nơi tiếp giáp với Mỹ, nhiều cộng đồng cư dân cũng đối mặt đối mặt với các nguy cơ từ cháy rừng.

Theo thống kê, gần 80 đám cháy lớn đang hoành hành tại các bang của Mỹ như California, Oregon, Montana và Nevada, trong số này đám cháy tại Bootleg là lớn nhất và đang lan rộng tại bang Oregon. Ước tính, chỉ trong 2 tuần, diện tích đất rừng bị Bootleg thiêu rụi tương đương với diện tích của thành phố Los Angeles.

Còn tại bang láng giềng California, nhiều thị trấn cũng buộc phải sơ tán khi đám cháy Dixie lan rộng. Đám cháy này xảy ra xuất phát từ vụ chập điện do cây đổ đè lên đường dây điện của công ty Điện lực và khí đối Thái Bình Dương (PG&E), đơn vị cung cấp năng lượng lớn nhất tại bang California.

Để phòng ngừa xảy ra các đám cháy tương tự,  PG&E dự kiến sẽ chôn 16.000 km đường dây điện cao thế tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Công việc này được dự báo sẽ kéo dài trong ít nhất 10 năm với chi phí lên tới hàng chục tỉ USD. Hồi năm ngoái, PG&E bị buộc tội bất cẩn khi để xảy ra đám cháy rừng Camp Fire tại thị trấn Paradise, California khiến 86 người thiệt mạng. Đây được xem là đám cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử tại bang này.

Minh Phương (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cháy rừng khiến chất lượng không khí ở New York ô nhiễm nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.