Thứ ba, 19/03/2024 13:15 (GMT+7)
Thứ bảy, 13/08/2022 16:31 (GMT+7)

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu

Theo dõi KTMT trên

Thời kỳ khô hạn của châu Âu dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục và các chuyên gia cho rằng đây có thể là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 1
Xương cá chết nằm trên nền đất nứt nẻ giữa lòng hồ gần làng Conoplja, phía tây bắc Belgrade, Serbia, ngày 9/8/2022. Ảnh: AP

Con sông đầy nước từng chảy qua nơi này. Còn giờ đây, chỉ có bụi trắng và hàng nghìn con cá chết bao phủ lòng sông uốn lượn giữa những hàng cây ở ngôi làng Lux, vùng Burgundy, Pháp.

Từ các hồ chứa khô nứt nẻ ở Tây Ban Nha đến mực nước giảm sâu trên các huyết mạch chính như sông Danube, sông Rhine và sông Po, trận hạn hán lịch sử này đang ảnh hưởng đến gần một nửa châu Âu. Thảm hoạ đang gây tổn hại cho nền kinh tế nông trại, gây thiếu nước, cháy rừng và đe dọa các loài thủy sinh.

Không có lượng mưa đáng kể nào trong gần hai tháng qua ở các khu vực phía tây, trung tâm và nam lục địa châu Âu. Ở vương quốc thường có mưa như Anh, chính phủ đã chính thức tuyên bố hạn hán trên khắp miền nam và miền trung vào ngày 12/8 giữa một trong những mùa hè nóng nhất và khô hạn nhất từng được ghi nhận.

Thời kỳ khô hạn của châu Âu dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục và các chuyên gia cho rằng đây có thể là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 2
Cánh đồng hướng dân khô héo ở Conoplja, tây bắc Serbia, ngày 9/8/2022. Ảnh: AP
Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 3
Máy kéo hất tung bụi trên cánh đồng nắng cháy ở Til-Chatel, Pháp ngày 9/8/2022. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình hình khi nhiệt độ nóng hơn làm tăng tốc độ bốc hơi, thực vật “khát” hút nhiều độ ẩm hơn và lượng tuyết rơi giảm vào mùa đông làm hạn chế nguồn cung cấp nước ngọt để tưới vào mùa hè. Châu Âu không đơn độc trong cuộc khủng hoảng, khi tình trạng hạn hán cũng được báo cáo ở Đông Phi, miền Tây Mỹ và miền Bắc Mexico.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 4
Chú ngỗng tìm nước trong khe đất nứt nẻ ở lòng hồ Velence, Hungary, ngày 11/8/2022. Ảnh: AP

Khi đi bộ dưới đáy sông rộng 15 mét ở Lux (Pháp), Jean-Philippe Couasné, kỹ thuật viên trưởng của Liên đoàn Đánh cá và Bảo vệ Môi trường Thủy sinh địa phương, đã liệt kê các loài cá đã chết ở Tille.

“Thật đau lòng. Bình thường, khoảng 8.000 lít nước chảy mỗi giây. ... Còn bây giờ, chẳng có lít nào cả”.

Nếu không có mưa, dòng sông “sẽ tiếp tục trống rỗng. Và vâng, tất cả cá sẽ chết. ... Chúng bị mắc kẹt ở thượng nguồn và hạ lưu, không có nước chảy vào, vì vậy mức oxy sẽ tiếp tục giảm khi lượng nước giảm xuống.Đây là những loài sẽ dần biến mất”, ông Couasné nói.

Trung tâm Nghiên cứu Chung của Ủy ban Châu Âu đã cảnh báo trong tuần này rằng tình trạng hạn hán sẽ trở nên tồi tệ hơn và có khả năng ảnh hưởng đến 47% lục địa.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 5
Nước sông Danube ở Budapest xuống thấp ngày 9/8/2022. Ảnh: AP

Andrea Toreti, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đài quan sát Hạn hán Châu Âu, cho biết trận hạn hán năm 2018 khắc nghiệt đến mức không có sự kiện nào tương tự trong 500 năm qua, "nhưng năm nay, tôi nghĩ, nó còn tồi tệ hơn."

Trong ba tháng tới, “chúng tôi nhận thấy nguy cơ rất cao về tình trạng khô hạn ở Tây và Trung Âu, cũng như Vương quốc Anh,” ông Toreti nói.

Nhà khí tượng học Peter Hoffmann thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam gần Berlin cho biết các điều kiện hiện tại là kết quả của thời tiết khô hạn kéo dài do sự thay đổi của các hệ thống thời tiết trên thế giới.

“Chỉ là vào mùa hè, chúng ta cảm thấy điều đó nhiều nhất. Nhưng thực sự thì hạn hán diễn ra quanh năm”, ông Hoffman nói.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 6
Con thuyền trôi giữa lòng sông hẹp ở Verdon Gorge, miền nam Pháp ngày 9/8/2022. Ảnh: AP

Ông giải thích, biến đổi khí hậu đã làm giảm bớt sự khác biệt về nhiệt độ giữa các khu vực, làm giảm lực tác động của dòng tia (jet stream - luồng gió thổi mạnh thành các dòng hẹp), vốn thường mang đến thời tiết Đại Tây Dương ẩm ướt cho châu Âu. Một luồng dòng tia yếu hơn hoặc không ổn định có thể mang không khí nóng bất thường đến châu Âu từ Bắc Phi, dẫn đến thời gian nóng kéo dài.

Ông Hoffmann cho biết các quan sát trong những năm gần đây đều ở mức cao nhất của những gì mà các mô hình khí hậu hiện có dự đoán.

Hạn hán đã khiến một số nước châu Âu hạn chế sử dụng nước, và việc vận chuyển hàng hóa trên sông Rhine, sông Danube đang bị đe dọa.

Sông Rhine, tuyến đường thủy lớn nhất của Đức, được dự báo sẽ đạt mức cực thấp trong những ngày tới. Các nhà chức trách cho biết nhiều tàu lớn có thể gặp khó khăn để di chuyển an toàn trên sông tại thành phố Kaub, gần giữa Koblenz và Mainz.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 7
Con sông Tille cạn khô ở Lux, Pháp ngày 9/8/2022. Ảnh: AP

Trên sông Danube, các nhà chức trách ở Serbia đã bắt đầu nạo vét để giúp tàu thuyền có thể di chuyển.

Ở nước láng giềng Hungary, nhiều phần rộng của Hồ Velence gần Budapest đã biến thành những mảng bùn khô. Thiết bị sục khí và tuần hoàn nước đã được lắp đặt để bảo vệ động vật hoang dã, nhưng chất lượng nước tiếp tục xấu đi.

Các đoạn sông Po, con sông dài nhất của Italy, mực nước quá thấp đến mức các sà lan và thuyền bị chìm cách đây nhiều thập kỷ đang trồi lên.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 8
Sông Tille trơ đáy trắng ở Lux, Pháp ngày 9/8/2022. Ảnh: AP
Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 9

Hồ Garda của Italy đã giảm xuống mức thấp nhất từ ​​trước đến nay. Các nhà chức trách gần đây đã xả thêm nước từ hồ lớn nhất nước Ý, để giúp tưới tiêu, nhưng đành tạm dừng nỗ lực bảo vệ mùa du lịch béo bở.

Theo cơ quan thời tiết Met Office, hạn hán cũng đã ảnh hưởng đến nước Anh, với một tháng 7 khô hạn nhất kể từ năm 1935. Tình trạng thiếu mưa đã làm cạn kiệt các hồ chứa, sông ngòi và nước ngầm, để lại những cánh đồng cỏ nâu úa, khô cằn.

Hàng triệu người ở Anh đã bị cấm tưới nước cho các bãi cỏ và khu vườn, và 15 triệu người khác xung quanh London sẽ sớm phải đối mặt với lệnh cấm như vậy.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 10
Mực nước sông Rhine xuống thấp ở Cologne, Đức, ngày 10/8/2022. Ảnh: AP
Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 11

Nông dân Anh đối mặt với tình trạng cạn kiệt nước tưới và phải sử dụng thức ăn mùa đông cho vật nuôi vì thiếu cỏ.

Ngay cả những quốc gia như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, vốn đã quen với thời gian dài không có mưa, cũng đã nhận thấy những hậu quả lớn. Tại vùng Andalucia của Tây Ban Nha, một số nông dân trồng bơ đã phải hy sinh hàng trăm cây để cứu những cây khác khỏi bị héo khi hồ chứa Vinuela ở tỉnh Malaga cạn nước chỉ còn 13% dung tích.

Một số nông dân châu Âu đang sử dụng nước từ vòi cho gia súc của họ khi ao và suối cạn kiệt, sử dụng tới 100 lít một ngày cho mỗi con bò.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 12
Đàn bò tìm những chiếc lá còn sót lại trên cánh đồng ở Moloy, Burgundy, Pháp ngày 10/8/2022. Ảnh: AP

Vùng Burgundy vốnn xanh mát ở đầu nguồn sông Seinn, cỏ đã chuyển sang màu vàng nâu và máy kéo tung lên những đám mây bụi khổng lồ.

Baptiste Colson, người sở hữu bò sữa và trồng cây thức ăn chăn nuôi ở làng Moloy, cho biết những con vật của ông đang gặp khó khăn, với chất lượng và số lượng sữa của chúng ngày càng giảm.

Sản lượng ngô của EU dự kiến ​​sẽ thấp hơn năm ngoái 12,5 triệu tấn và sản lượng hướng dương dự kiến ​​sẽ thấp hơn 1,6 triệu tấn, theo S&P Global Commodity Insights.

Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu - Ảnh 13
Thuyền đậu trên lòng hồ khô cạn ở một cảng của Velence, Hungary, ngày 11/8/2022. Ảnh: AP

Colson dự kiến ​​sản lượng ngô sẽ giảm ít nhất 30%, một vấn đề lớn đối với việc cung cấp thức ăn cho đàn bò của ông.

Ông Colson nói: “Chúng tôi biết mình sẽ phải mua thức ăn ... để những con bò có thể tiếp tục sản xuất sữa. Từ góc độ kinh tế, chi phí sẽ cao".

Bạn đang đọc bài viết Cảnh tượng hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp bảo vệ môi trường trong tháng 3
Trong tháng 3, nhiều sự kiện về môi trường sẽ được diễn ra như Ngày Nước thế giới “Nước cho hòa bình”, Ngày Khí tượng thế giới “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu” và Giờ Trái đất “Giảm dấu chân Carbon – Hướng tới Net Zero”.

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.
Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Pu Ta Leng - Vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất với vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Quyết tâm chinh phục chúng tôi mới hiểu vì sao ngọn núi này hấp dẫn đến vậy.