Chủ nhật, 28/04/2024 04:55 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/08/2023 16:11 (GMT+7)

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12

Theo dõi KTMT trên

Liên quan đến vụ sạt lở xảy ra tại quán cà phê Giao Khẩu thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM, Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã có những ghi nhận cận cảnh tại khu vực này.

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 1
Toàn cảnh hiện trường vụ sạt lở xảy ra ngày 4/08 vừa qua tại quán cà phê Giao Khẩu thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc với hàng trăm m3 đất, nhiều cây xanh, bàn ghế bị nhấn chìm xuống sông Sài Gòn. Rất may mắn vụ việc không gây thiệt hại về người.
Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 2
Quy mô sạt lở dài dọc bờ sông khoảng 40 mét, sâu vào bờ hơn 20 mét và nguyên nhân vụ sạt lở được các đơn vị liên quan đánh giá do biên độ triều cường lớn, dòng sông chảy mạnh và nền đất yếu.
Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 3

Đáng chú ý, vị trí xảy ra sạt lở này đã từng bị người dân và báo chí nhiều lần phản ánh về tình trạng lấn chiếm lòng sông, hành lang bảo vệ bờ sông trái quy định và đã bị ngành chức năng lập biên bản.

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 4
Được biết khu vực xảy ra sạt lở nằm trong khuôn viên quán cà phê Giao Khẩu do ông Nguyễn Thái Sơn và bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động nhiều năm nay. Đồng thời, trước đây vào năm 2018 tại đây cũng đã xảy ra tình trạng sạt lở tương tự với quy mô sạt lở dài dọc sông khoảng 45 mét, từ bờ vào trong khoảng 7 mét.
Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 5

Sau khi sự cố xảy ra, ngành chức năng đã yêu cầu rào chắn khu vực này và chủ đất cũng đã tạm đóng cửa quán cà phê để chờ khắc phục.

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 6
Hiện nay diện tích sạt lở tại đây đang có dấu hiệu lấn dần vào phía trong bờ, xuất hiện những vết nứt dọc sông với chiều dài khoảng 30 mét và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 7

Theo quan sát của Phóng viên, tại khu đất của quán cà phê Giao Khẩu có nhiều công trình xây dựng kiên cố nằm sát với bờ sông Sài Gòn nhằm phục vụ cho việc kinh doanh. Thế nhưng, những công trình này có được ngành chức năng cấp phép và phù hợp với quy định hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 8

Ngoài vị trí sạt lở nêu trên, theo thống kê trên địa bàn TP.HCM hiện có 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch (TP Thủ Đức có 8 điểm, quận Bình Thạnh có 4 điểm, huyện Nhà Bè 7 điểm, huyện Bình Chánh 4 điểm, huyện Cần Giờ 7 điểm, riêng Hóc Môn và Củ Chi mỗi huyện có 1 điểm). Trong đó có 8 vị trí đặc biệt nguy hiểm (3 điểm tại huyện Nhà Bè, 2 điểm ở huyện Bình Chánh, 2 điểm ở TP Thủ Đức và một điểm ở huyện Cần Giờ) và 24 vị trí nguy hiểm (nằm ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Giuộc,…) gây ảnh hưởng đến khoảng 1.300 hộ dân.

Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 9
Gần đây nhất, vào cuối tháng 6/2023, bờ kênh Thanh Đa (thuộc địa bàn phường 25, quận Bình Thạnh) bị sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều người dân hoảng sợ và phải di dời ngay trong đêm. Ảnh Trần Duy Khánh.
Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12 - Ảnh 10

Trước tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch, biển diễn biến ngày càng phức tạp, để đảm bảo an toàn và hạn chế thiệt hại, chính quyền TP.HCM đã có nhiều văn bản, ý kiến chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, hiện nay ở một số địa phương vẫn còn tồn tại những công trình có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng gây bức xúc cho người dân và dư luận.

Theo Luật sư Phan Văn Tú (Văn phòng Luật sư Nhật Bình – Đoàn Luật sư TP.HCM), khi xảy ra sự cố sạt lở, ngoài việc khắc phục hậu quả thì ngành chức năng cần phải nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá xác định rõ nguyên nhân để có những giải pháp phù hợp. Trong các nguyên nhân gây sạt lở thì có 2 nguyên nhân chính đó là do yếu tố tự nhiên hoặc do chính những tác động từ hoạt động xây dựng, khai thác, vận chuyển,... của con người.

Nếu nguyên nhân được xác định là do những tác động từ những hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép, khai thác khoáng sản trái phép,… thì cần phải xử lý nghiêm theo các quy định pháp luật hiện hành. Vì các hành vi vi phạm như lấn chiếm và xây dựng hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, mương,… là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và trong một số trường hợp cụ thể thì đây còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những thiệt hại về tính mạng con người, tài sản,…

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh điểm sạt lở hàng trăm m2 tại bờ sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn quận 12. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới