Thứ bảy, 23/11/2024 14:41 (GMT+7)
    Thứ hai, 01/02/2021 08:34 (GMT+7)

    Cải cách căn bản cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng

    Theo dõi KTMT trên

    Bộ Xây dựng cho biết, sau khoảng 3 năm thực hiện Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 2038), nhiều nội dung tích cực đã được ghi nhận.

    Cải cách căn bản cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Ảnh 1
    Nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)

    Do đó, cần tiếp tục kiên trì định hướng xây dựng định mức mới theo nhóm, loại công trình, bộ phận công trình; rà soát 13 phương pháp lập định mức và các yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện xây dựng định mức theo phương pháp mới; rút ngắn thời gian hoàn thành xây dựng hệ thống định mức mới; chú trọng nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng; xây dựng kế hoạch tiến độ cụ thể và thời gian hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án - Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.

    Nhiệm vụ căn cốt của ngành xây dựng là dần dần hoàn thiện thị trường xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo hội nhập quốc tế. Bởi vậy, việc triển khai Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng là một nhiệm vụ quan trọng, song song với việc triển khai đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. 

    Trong quá trình thực hiện, cần chú ý việc hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí theo đặc điểm của từng loại công trình và địa bàn cụ thể; thực hiện có lộ trình phù hợp điều kiện thực tế; chú trọng hệ thống định mức cơ sở - là cơ sở để tính toán định mức dự toán; đặc biệt coi trọng công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống định mức hiện hành, coi đó là công việc thường xuyên, liên tục; ưu tiên rà soát các nhóm định mức cốt lõi nhất, thông dụng nhất đồng thời cập nhật ngay các yếu tố mới về công nghệ, vật liệu mới, nhân công… 

    Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng Đàm Đức Biên, hiện vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án. Cụ thể như số lượng định mức lớn, nhân lực và nguồn lực cho việc điều tra, khảo sát thị trường hạn chế, nhận thức về việc thực hiện đề án còn có sự chưa thống nhất… 

    Thời gian tới, với vao trò là Cơ quan thường trực Đề án, Cục Kinh tế xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, huy động tổng lực các tổ chức, cá nhân trong xã hội đủ điều kiện để tham gia Đề án; đồng thời chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

    Thu Hằng

    Bạn đang đọc bài viết Cải cách căn bản cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

    Tin mới