Thứ hai, 25/11/2024 16:28 (GMT+7)
Thứ hai, 27/12/2021 12:00 (GMT+7)

Các nước Mỹ Latinh đồng loạt phản đối chất thải nhựa

Theo dõi KTMT trên

Mỹ hiện là nước xuất khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới. Mỹ đã không phê chuẩn thỏa thuận về chất thải nhựa và bị cáo buộc tiếp tục đổ chất thải của mình vào các quốc gia trên thế giới, bao gồm châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh.

Con đường xuất khẩu chất thải nhựa của Mỹ

Các tổ chức môi trường trên khắp Mỹ Latinh đã kêu gọi Mỹ giảm xuất khẩu chất thải nhựa sang khu vực này, bởi một báo cáo cho thấy, Mỹ đã tăng gấp đôi xuất khẩu sang một số nước trong khu vực trong 7 tháng đầu năm 2020.

Mỹ hiện là nước xuất khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới, mặc dù đã giảm đáng kể số lượng từ năm 2015. Trung Quốc – trước đây là nhà nhập khẩu chất thải nhựa hàng đầu – cho biết “không còn muốn trở thành bãi rác của thế giới” và bắt đầu áp đặt các lệnh hạn chế. Ở những nơi khác trên thế giới, nhập khẩu chất thải nhựa đang tăng lên và đặc biệt là ở Mỹ Latinh, với nguồn nhân công rẻ và gần sát với Mỹ.

Các nước Mỹ Latinh đồng loạt phản đối chất thải nhựa - Ảnh 1
Mỹ là nước xuất khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới. (Ảnh minh họa)

Hơn 75% lượng hàng nhập khẩu vào khu vực này có điểm đến là Mexico, nơi đã nhận hơn 32.650 tấn rác thải nhựa từ Mỹ từ tháng 1-8/2020. El Salvador đứng thứ 2 với 4.054 tấn và Ecuador đứng thứ 3 với 3.655 tấn, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Last Beach Cleanup, một nhóm vận động bảo vệ môi trường có trụ sở tại California.

Trong khi chất thải nguy hại nhập khẩu phải chịu thuế quan và các hạn chế nhưng chúng hiếm khi được thực thi thì chất thải nhựa nhằm mục đích tái chế mà cho đến tháng 1 năm nay vẫn chưa được coi là nguy hại theo luật quốc tế, sau khi được nhập khẩu thường có thể đến thẳng bãi rác, theo một nhà nghiên cứu với Liên minh Toàn cầu về Giải pháp Thay thế Lò đốt (Gaia).

Nơi hứng chịu nhiều nhất

Một báo cáo của Gaia được công bố vào tháng 7 cũng dự đoán sự tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực chất thải nhựa ở Mỹ Latinh do các công ty ở Mỹ và Trung Quốc đầu tư vào các nhà máy tái chế trên khắp khu vực này để chế biến nhựa xuất khẩu của Mỹ.

Một số người coi hoạt động này như một hình thức của chủ nghĩa thực dân môi trường. “Buôn bán chất thải nhựa xuyên biên giới có lẽ là một trong những biểu hiện bất chính nhất của việc thương mại hóa hàng hóa thông thường và việc chiếm đóng thuộc địa của các lãnh thổ ở phía Nam để biến nơi này thành khu vực hy sinh môi trường sống”, Fernanda Solíz, giám đốc khu vực y tế tại Đại học Simón Bolívar ở Ecuador nói.

Các nước Mỹ Latinh đồng loạt phản đối chất thải nhựa - Ảnh 2
Chất thải nhựa ở Mỹ Latinh phần lớn do Mỹ xuất khẩu sang. (Ảnh minh họa)

Soliz cho biết thêm rằng: “Mỹ Latinh và vùng Caribe không phải là sân sau của Hoa Kỳ. Chúng tôi là các lãnh thổ có chủ quyền và chúng tôi yêu cầu tôn trọng các quyền của thiên nhiên và các dân tộc của chúng tôi”.

Vào tháng 5/2019, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đồng ý ngăn chặn dòng rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển ở phía Bắc sang các quốc gia nghèo hơn ở phía Nam. Được biết đến như để sửa đổi Công ước Basel, hiệp định này đã cấm xuất khẩu chất thải nhựa từ các tổ chức tư nhân ở Hoa Kỳ cho các tổ chức ở các quốc gia đang phát triển mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương.

Nhưng nghiêm trọng hơn, Mỹ đã không phê chuẩn thỏa thuận và bị cáo buộc tiếp tục đổ chất thải của mình vào các quốc gia trên thế giới, bao gồm châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh.

“Các Chính phủ khu vực thất bại ở 2 khía cạnh: Thứ nhất là kiểm tra hải quan vì chúng tôi không thực sự biết những gì nhập vào nước này dưới vỏ bọc tái chế, và họ cũng thất bại trong các cam kết với các hiệp định quốc tế như Công ước Basel. Và ở đây, điều quan trọng là phải xem những gì có trong các loại chất thải tái chế bởi vì tái chế được coi là một điều tốt”, Camila Aguilera, người phát ngôn của Gaia cho biết.

Aguilera nói thêm: “Các quốc gia ở phía Bắc toàn cầu coi việc tái chế là điều đáng tự hào mà quên mất việc thiết kế lại sản phẩm và giảm thiểu chất thải. Rất khó để các Chính phủ coi nhựa như chất thải độc hại, nhưng thực tế là như vậy”.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các nước Mỹ Latinh đồng loạt phản đối chất thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới