Thứ năm, 28/11/2024 17:34 (GMT+7)
Thứ ba, 08/10/2024 12:00 (GMT+7)

Các con sông thế giới đã trải qua năm khô hạn nhất làm giảm lưu lượng dòng chảy

Theo dõi KTMT trên

Trong hơn 30 năm qua, năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc, năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong hơn 30 năm qua trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.

WMO cho biết, năm 2023 cũng ghi nhận khối lượng các sông băng - cung cấp nước cho sông ngòi ở nhiều quốc gia, giảm nhiều nhất trong 5 thập kỷ qua.

Đồng thời WMO cũng cảnh báo hiện tượng băng tan có thể đe dọa an ninh nguồn nước của hàng triệu người trên thế giới về lâu dài.

Các con sông thế giới đã trải qua năm khô hạn nhất làm giảm lưu lượng dòng chảy - Ảnh 1Mực nước sông xuống thấp do hạn hán tại Linarolo, Italy.Nguồn ảnh: Internet.

Trong báo cáo, công bố ngày 7/10, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo cho biết, nước là dấu hiệu cảnh báo của biến đổi khí hậu. WMO nhận được những dấu hiệu cảnh báo này dưới dạng mưa lớn, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng, gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người, hệ sinh thái và nền kinh tế.

Bà Saulo cho hay, một trong những nguyên nhân khiến chu trình thủy văn trở nên "bất thường và khó lường hơn" đó là nhiệt độ tăng cao dẫn đến tình trạng "quá ít hoặc quá nhiều nước" gây ra cả hạn hán và lũ lụt.

Nhìn vào thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, khoảng 3,6 tỷ người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất 1 tháng/năm và dự kiến con số này sẽ tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050.

Năm ngoái là năm nóng nhất trong lịch sử và mùa Hè năm ngoái cũng là mùa Hè nóng nhất từ trước đến giờ. Điều này làm dấy lên những cảnh báo về nguy cơ nhiệt độ trong năm nay có thể lên mức cao kỷ lục.

Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách Thủy văn, Nước và Băng quyển tại WMO cho biết, trong 33 năm thu thập dữ liệu, chưa bao giờ chứng kiến quy mô hạn hán trên khắp thế giới lớn như vậy.

Theo báo cáo khu vực miền nam nước Mỹ, Trung Mỹ và các quốc gia Nam Mỹ, trong đó có Argentina, Brazil, Peru và Uruguay đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán trên diện rộng và mực nước ở Amazon và Hồ Tititaca - nằm ở biên giới giữa Peru và Bolivia, thấp nhất từ trước đến nay.

WMO kêu gọi thu thập và chia sẻ thông tin về thực trạng tài nguyên nước để giúp các quốc gia và cộng đồng có biện pháp ứng phó hiệu quả.

Hạn hán gây khó cho nước cung cấp ngô hàng đầu của nước ta

Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires (BdeC) của Argentina thông báo việc canh tác ngô niên vụ 2024-2025 của nước này tiếp tục bị cản trở bởi thời tiết khô hạn.

BdeC cũng cho biết, sản lượng ngô năm 2024 của Argentina giảm xuống chỉ còn 47 triệu tấn bởi tác động của sâu bệnh, ít hơn nhiều so với mức 49,5 triệu tấn của niên vụ trước. Argentina là nước xuất khẩu ngô lớn thứ ba thế giới.

Tại các tỉnh miền Bắc và miền Tây, vùng nông nghiệp quan trọng nhất của Argentina, từ nhiều tháng nay hầu như không có mưa. Nếu tình hình này còn tiếp diễn trong những tuần tới, nhiều khả năng các nhà sản xuất phải giảm diện tích trồng ngô.

Theo BdeC, hầu hết vùng Pampa, vựa nông nghiệp của Argentina và Uruguay lượng mưa rất ít (dưới 10 mm). Đến thời điểm này, các nhà sản xuất mới gieo được 13,7% diện tích dự kiến cho năm nay và tiến độ canh tác ngô đang chậm nhiều so với tiến độ. Thông thường, ngô được trồng từ đầu tháng Chín và sang tháng Mười, đậu tương bắt đầu được trồng.

Argentina là nước cung cấp ngô làm thức ăn chăn nuôi số một của nước ta, với lượng nhập khẩu lên tới gần 3,5 triệu tấn trong năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu ngô từ Argentina của nước ta tăng mạnh (lên tới 4 triệu tấn).

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Các con sông thế giới đã trải qua năm khô hạn nhất làm giảm lưu lượng dòng chảy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam thúc đẩy tài chính xanh, chuyển đổi xanh
Ngày 27/11, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm: "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam" với sự tham gia của đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng, công ty tài chính.